Tên gọi và trung tâm hành chính - chính trị sau sáp nhập 34 tỉnh thành được xác định như thế nào?
Tên gọi và trung tâm hành chính - chính trị sau sáp nhập 34 tỉnh thành được xác định như thế nào?
>> Danh sách 34 tỉnh thành sáp nhập 2025 mới theo Nghị quyết 60
>> Kết luận của Bộ Chính trị về sáp nhập 63 tỉnh, sáp nhập xã 2025
>> Bản đồ tất cả tỉnh xã sáp nhập
Đây là nội dung Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII ngày 12/4/2025.
Cụ thể, Ban Chấp hành Trung ương thống nhất cao các chủ trương:
- Về tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp: cấp Tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương), cấp xã (xã, phường, đặc khu trực thuộc tỉnh, thành phố);
- Số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 06 thành phố trực thuộc Trung ương) với tên gọi và trung tâm hành chính - chính trị xác định theo các nguyên tắc nêu tại các Tờ trình và Đề án;
- Kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện sau khi Quốc hội quyết nghị sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 (sửa đổi);
- Sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã bảo đảm cả nước giảm khoảng 60-70% số lượng đơn vị hành chính cấp xã hiện nay.
Theo nội dung trên, Ban chấp hành Trung ương thống nhất sau sáp nhập tỉnh thành có 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 06 thành phố trực thuộc Trung ương) với tên gọi và trung tâm hành chính - chính trị xác định theo các nguyên tắc nêu tại các Tờ trình và Đề án.
Trước đó, tại Kết luận 137-KL/TW năm 2025 về Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. Bộ Chính trị, Ban Bí thư có ý kiến như sau:
1. Về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh
Thực hiện đúng chủ trương theo Kết luận số 130-KL/TW, ngày 14/3/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp (còn 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương), tên gọi và trung tâm hành chính - chính trị của đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp.
Đồng thời, trước đó tại cuộc họp ngày 11/03/2025 của Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ, tiếp tục cho ý kiến về Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp, hoàn thiện thêm một bước Đề án để trình cấp có thẩm quyền.
Trên cơ sở phân tích các nguyên tắc, tiêu chí, nhất là về dự kiến sắp xếp, tên gọi và trung tâm hành chính - chính trị của đơn vị hành chính cấp tỉnh, Bí thư Đảng ủy, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu việc sắp xếp đơn vị hành chính ngoài tiêu chí về diện tích tự nhiên, quy mô dân số, xem xét các tiêu chí về lịch sử, truyền thống, văn hóa, dân tộc, điều kiện địa lý, trình độ phát triển kinh tế-xã hội, hạ tầng...
Đặc biệt, việc đặt tên đơn vị hành chính cấp tỉnh phải có tính kế thừa; việc chọn trung tâm hành chính - chính trị phải cân nhắc các yếu tố lịch sử, địa lý, kết nối hạ tầng, không gian phát triển, quốc phòng, an ninh và hội nhập.
*Lưu ý: Đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có quyết định chính thức về việc sáp nhập cụ thể tỉnh, thành nào, tên gọi và chọn trung tâm hành chính mới ra sao.
Do đó, Người dân cần tiếp nhận thông tin từ các nguồn chính thống và không chia sẻ những thông tin không chính xác chưa được kiểm chứng để tránh gây hoang mang dư luận.
Tên gọi và trung tâm hành chính - chính trị sau sáp nhập 34 tỉnh thành được xác định như thế nào? (Hình từ Internet)
Tiêu chí sáp nhập tỉnh thành 2025 dự kiến?
Tại khoản 2 Điều 1 dự thảo Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính Tải về có nêu tiêu chí xác định đơn vị hành chính cấp tỉnh thực hiện sắp xếp như sau:
- Tiêu chí về Diện tích tự nhiên và Quy mô dân số: Thực hiện sắp xếp đối với đơn vị hành chính cấp tỉnh có diện tích tự nhiên hoặc quy mô dân số dưới 100% tiểu chuẩn của đơn vị hành chính tương ứng quy định tại Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15
- Tiêu chí về lịch sử, truyền thống, văn hoá, dân tộc: Đơn vị hành chính cấp tỉnh có yếu tố lịch sử, truyền thống, văn hoá, dân tộc tương đồng, bảo đảm khối đoàn kết gắn bó của cộng đồng dân cư; giữ gìn và phát huy văn hóa, lịch sử, dân tộc của mỗi địa phương.
- Tiêu chí về địa kinh tế: Đơn vị hành chính cấp tỉnh có vị trí địa lý liền kề, điều kiện tự nhiên, hạ tầng giao thông, sự phân bố và tổ chức các không gian kinh tế, quy mô và trình độ phát triển kinh tế phù hợp nhằm bảo đảm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế của mỗi địa phương, hỗ trợ lẫn nhau để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội chung của ĐVHC sau sắp xếp.
- Tiêu chí về địa chính trị: Cân nhắc kỹ các yếu tố về trình độ, năng lực quản lý của cấp ủy, chính quyền địa phương, mức độ chuyển đổi số, việc ứng dụng công nghệ thông tin của chính quyền địa phương và người dân.
- Tiêu chí về quốc phòng, an ninh: Việc sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh phải bảo đảm quốc phòng, an ninh, đặc biệt xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc tại các địa bàn trọng yếu, khu vực đảo, quần đảo và vùng biên giới.
Tiêu chuẩn các tỉnh thành hình thành mới sau sáp nhập tỉnh thành 2025?
Tại Điều 5 dự thảo Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính đề xuất quy định tiêu chuẩn của đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp gồm có như sau:
- Đơn vị hành chính cấp tỉnh hình thành sau sắp xếp phải đạt tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số của đơn vị hành chính tương ứng theo quy định tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính, trừ trường hợp sắp xếp tỉnh đã được định hướng thành thành phố trực thuộc trung ương thì tỉnh sau sắp xếp phải đạt tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số của thành phố trực thuộc trung ương.
- Trường hợp việc sắp xếp ĐVHC đã phù hợp với định hướng của cấp có thẩm quyền và bảo đảm các quy định của Nghị quyết này thì không xem xét điều kiện và tiêu chuẩn khác theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Tài sản cố định thuộc quyền quản lý nhưng không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp có phải trích khấu hao không?
- Tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay 15 4 2025? Tử vi 12 cung hoàng đạo 15 4 2025? Tử vi hàng ngày 12 cung hoàng đạo 15 4 2025?
- Thường trực Hội đồng nhân dân được quyết định những nội dung nào trong thời gian Hội đồng nhân dân không họp?
- Thuyền trưởng có địa vị pháp lý ra sao? Tiêu chuẩn chuyên môn của thuyền trưởng được quy định như thế nào?
- Quy trình xử lý hồ sơ trình Lãnh đạo Bộ tại Văn phòng Bộ Tài chính năm 2025 theo Quyết định 1018?