Sau sáp nhập tỉnh nào có diện tích lớn nhất 2025 dự kiến? Tên gọi các tỉnh sau sáp nhập năm 2025?
Sau sáp nhập tỉnh nào có diện tích lớn nhất 2025 dự kiến? Tên gọi các tỉnh sau sáp nhập 2025?
>> Bản đồ tất cả tỉnh xã sáp nhập
>> Thống nhất sáp nhập tỉnh xã mới nhất 2025
>> Kết luận của Bộ Chính trị về sáp nhập 63 tỉnh, sáp nhập xã 2025
>> Diện tích tỉnh sáp nhập nhỏ nhất năm 2025
Dưới đây là thông tin về sau sáp nhập tỉnh nào có diện tích lớn nhất 2025 dự kiến, tên gọi các tỉnh sau sáp nhập dưới đây:
Ngày 12/04/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025 về của Hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII với 12 nội dung quan trọng; kèm theo nghị quyết là danh sách tên gọi các tỉnh, thành phố và trung tâm chính trị - hành chính (tỉnh lỵ) của 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, cụ thể các tỉnh lỵ.
Theo danh sách ban hành kèm theo Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025 có nêu rõ danh sách dự kiến 23 tỉnh mới sau sáp nhập.
Theo đó, dự kiến sáp nhập tỉnh Lâm Đồng với tỉnh Đắk Nông và Bình Thuận với tổng diện tích lên tới 24.233,1 km. Như vậy, dự kiến tỉnh Lâm Đồng mới sau sáp nhập 2025 sẽ trở thành tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam.
Cụ thể bảng diện tích 23 tỉnh mới sau sáp nhập 2025 dự kiến như sau:
(1) Bảng diện tích 23 tỉnh sau sáp nhập năm 2025 dự kiến
STT | Tên tỉnh/thành mới (dự kiến) | Các tỉnh hợp nhất (dự kiến) | Diện tích (km²) |
1 | Tuyên Quang | Tuyên Quang + Hà Giang | 13.795,6 km |
2 | Lào Cai | Lào Cai + Yên Bái | 13.257 km |
3 | Thái Nguyên | Thái Nguyên + Bắc Kạn | 8.375,3 km |
4 | Phú Thọ | Phú Thọ + Vĩnh Phúc + Hòa Bình | 9.361,4 km |
5 | Bắc Ninh | Bắc Ninh + Bắc Giang | 4.718,6 km |
6 | Hưng Yên | Hưng Yên + Thái Bình | 2.514,8 km |
7 | TP. Hải Phòng | Hải Phòng + Hải Dương | 3.194,7 km |
8 | Ninh Bình | Ninh Bình + Hà Nam + Nam Định | 3.942,6 km |
9 | Quảng Trị | Quảng Trị + Quảng Bình | 12.700 km |
10 | TP. Đà Nẵng | Đà Nẵng + Quảng Nam | 11.859,6 km |
11 | Quảng Ngãi | Quảng Ngãi + Kon Tum | 14.832,6 km |
12 | Gia Lai | Gia Lai + Bình Định | 21.576,5 km |
13 | Khánh Hòa | Khánh Hòa + Ninh Thuận | 8.555,9 km |
14 | Lâm Đồng | Lâm Đồng + Đắk Nông + Bình Thuận | 24.233,1 km |
15 | Đắk Lắk | Đắk Lắk + Phú Yên | 18.096,4 km |
16 | TP. Hồ Chí Minh | TP.HCM + Bình Dương + Bà Rịa - Vũng Tàu | 6.772,6 km |
17 | Đồng Nai | Đồng Nai + Bình Phước | 12.737,2 km |
18 | Tây Ninh | Tây Ninh + Long An | 8.536,5 km |
19 | TP. Cần Thơ | Cần Thơ + Sóc Trăng + Hậu Giang | 6.360,8 km |
20 | Vĩnh Long | Vĩnh Long + Bến Tre + Trà Vinh | 6.296,2 km |
21 | Đồng Tháp | Đồng Tháp + Tiền Giang | 5.938,7 km |
22 | Cà Mau | Cà Mau + Bạc Liêu | 7.942,4 km |
23 | An Giang | An Giang + Kiên Giang | 9.888,9 km |
(2) Bảng diện tích 11 tỉnh giữ nguyên sau sáp nhập năm 2025 dự kiến
STT | Tên đơn vị hành chính | Diện tích (km²) |
1 | TP Hà Nội | 3.359,8 |
2 | TP Huế (Thừa Thiên Huế) | 4.947,1 |
3 | Lai Châu | 9.068,7 |
4 | Điện Biên | 9.539,9 |
5 | Sơn La | 14.109,8 |
6 | Lạng Sơn | 8.310,2 |
7 | Quảng Ninh | 6.207,9 |
8 | Thanh Hóa | 11.114,7 |
9 | Nghệ An | 16.486,5 |
10 | Hà Tĩnh | 5.994,4 |
11 | Cao Bằng | 6.700,4 |
*LƯU Ý: Trên đây chỉ là nội dung tham khảo về diện tích các tỉnh sau sáp nhập năm 2025 dựa theo nội dung dự kiến tại Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025 và được tổng hợp từ thông tin mới nhất của Tổng cục Thống kê.
Hiện nay, vẫn chưa có thông tin, quyết định chính thức về diện tích các tỉnh sau sáp nhập năm 2025 chi tiết.
*Trên đây là thông tin về "Sau sáp nhập tỉnh nào có diện tích lớn nhất 2025 dự kiến? Tên gọi các tỉnh sau sáp nhập năm 2025?"
Sau sáp nhập tỉnh nào có diện tích lớn nhất 2025 dự kiến? Tên gọi các tỉnh sau sáp nhập năm 2025? (Hình từ Internet)
Danh sách 11 tỉnh thành không thực hiện sáp nhập, hợp nhất theo Nghị quyết 60?
Danh sách 11 tỉnh thành không thực hiện sáp nhập, hợp nhất được nêu tại danh sách kèm theo Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025, cụ thể như sau:
(1) Thành phố Hà Nội.
(2) Thành phố Huế.
(3) Tỉnh Lai Châu.
(4) Tỉnh Điện Biên.
(5) Tỉnh Sơn La.
(6) Tỉnh Lạng Sơn.
(7) Tỉnh Quảng Ninh.
(8) Tỉnh Thanh Hoá.
(9) Tỉnh Nghệ An.
(10) Tỉnh Hà Tĩnh.
(11) Tỉnh Cao Bằng.
Hồ sơ, trình tự thực hiện sáp nhập tỉnh, xã hiện nay?
Hồ sơ, trình tự thực hiện sáp nhập tỉnh, xã hiện nay được quy định tại Điều 10 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025, cụ thể như sau:
(1) Chính phủ tổ chức xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh trình Quốc hội; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
(2) Hồ sơ đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính gồm có:
- Tờ trình về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính;
- Đề án về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính;
- Báo cáo tổng hợp ý kiến Nhân dân, ý kiến của Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan;
- Dự thảo nghị quyết của Quốc hội hoặc dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính.
(3) Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia dơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính phải được lấy ý kiến Nhân dân ở những đơn vị hành chính cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về chú mương thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới vớ đổi tên đơn vị hành chính bằng các hình thức phù hợp theo quy định của Chính phủ.
(4) Sau khi có kết quả lấy ý kiến Nhân dân, cơ quan xây dựng đề án có trách nhiệm hoàn thiện đề án và gửi Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã ở các đơn vị hành chính có liên quan để xem xét, cho ý kiến về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính.
(5) Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính phải được thẩm định trước khi trinh Chính phủ và dược thẩm tra trước khi trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
(6) Việc lập đề án, trình tự, thủ tục xem xét, thông qua đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính thực hiện theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Công chức bị khiển trách thì thời gian nâng lương sẽ bị kéo dài bao lâu? Công chức bị khiển trách trong các trường hợp nào?
- Dịch vụ tư vấn trong đấu thầu bao gồm những hoạt động gì? Điều kiện xét duyệt trúng thầu đối với đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn như thế nào?
- Truyện truyền thuyết là gì lớp 6? Đặc điểm của truyện truyền thuyết? Giáo viên chủ nhiệm được cho phép học sinh nghỉ học 3 ngày liên tục?
- Sáp nhập Vĩnh Phúc Phú Thọ Hoà Bình: Diện tích sau sáp nhập Vĩnh Phúc Phú Thọ Hoà Bình là bao nhiêu?
- Triệu chứng điển hình của bệnh sởi là gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh sởi một cách hiệu quả?