TCVN 7582-2:2006 (ISO 5456-2:1996) về Bản vẽ kỹ thuật đối với Hình chiếu vuông góc như thế nào?
TCVN 7582-2:2006 (ISO 5456-2:1996) về Bản vẽ kỹ thuật đối với Hình chiếu vuông góc như thế nào?
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7582-2:2006 (ISO 5456-2:1996) quy định các quy tắc cơ bản để áp dụng các hình chiếu vuông góc cho tất cả các loại bản vẽ kỹ thuật trong mọi lĩnh vực kỹ thuật, theo các nguyên tắc chung đã quy định trong TCVN 8; ISO 7583; TCVN 7284-1:2003, ISO 3461 - 2 và TCVN 7582-1:2006.
TCVN 7582-2:2006 sử dụng những tài liệu viện dẫn sau đây:
- TCVN 8 (ISO 128 ) Bản vẽ kỹ thuật - Nguyên tắc chung về biểu diễn.
- TCVN 7284-1:2004 (ISO 3098-1:1974) Bản vẽ kỹ thuật - Chữ viết - Phần 1: Các ký tự thường dùng.
- TCVN 7582-1:2006 (ISO 5456-1:1996 ) Bản vẽ kỹ thuật - Các phương pháp chiếu - Phần 1: Bản tóm tắt.
- TCVN 7583-1:2006 (ISO 129-1:2004 ) Bản vẽ kỹ thuật - Chỉ dẫn kích thước và dung sai - Phần 1 - Nguyên tắc chung.
- ISO 3461-2:1987 General principles for the creation of graphical symbols - Part 2: Graphical symbols for use in technical product documentation (Nguyên tắc chung để tạo các ký hiệu bằng hình vẽ - Phần 2: Các ký hiệu bằng hình vẽ dùng trong tài liệu kỹ thuật.)
- ISO 10209-1:1992, Technical product documentation - Vocabulary - Part 1: Terms relating to technical drawings: general and types of drawings (Tài liệu kỹ thuật sản phẩm - Các phương pháp chiếu - Từ vựng - Phần 1: Thuật ngữ liên quan đến bản vẽ kỹ thuật: Các vấn đề chung và các loại bản vẽ)
- ISO 10209-2:1993 Technical product documentation - Vocabulary - Part 2: Terms relating to projection methods (Tài liệu kỹ thuật sản phẩm - Từ vựng - Phần 2: Thuật ngữ liên quan đến các phép chiếu)
Ngoài những tài liệu viện dẫn nên trên thì khi tham khảo TCVN 7582-2:2006 cần theo lần xuất bản mới nhất.
Theo đó, các hình chiếu vuông góc nhận được bằng cách chiếu thẳng góc và thu được các hình chiếu hai chiều trên mặt phẳng và chúng được bố trí một cách hệ thống so với nhau. Để biểu diễn đầy đủ một vật thể có thể cần tới 6 hình chiếu, theo các hướng a, b, c, d, e, f; đó cũng là trình tự ưu tiên xem tại Hình 1 và Bảng 1:
TCVN 7582-2:2006 (ISO 5456-2:1996) về Bản vẽ kỹ thuật đối với Hình chiếu vuông góc như thế nào? (Hình từ Internet)
Phương pháp biểu diễn Bản vẽ kỹ thuật đối với Hình chiếu vuông góc ra sao?
Tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7582-2:2006 hướng dẫn về phương pháp biểu diễn Bản vẽ kỹ thuật đối với Hình chiếu vuông góc như sau:
Phương pháp góc chiếu thứ nhất
- Phương pháp góc chiếu thứ nhất là một cách biểu diễn bằng phép chiếu vuông góc, trong đó đối tượng cần biểu diễn được đặt giữa người quan sát và mặt phẳng tọa độ, trên đó đối tượng được chiếu vuông góc.
- Vị trí của các hình chiếu khác so với hình chiếu chính (hình chiếu từ trước - A) được xác định bằng cách quay các mặt phẳng chiếu của chúng xung quanh các đường thẳng trùng (hoặc song song) với các trục tọa độ, đến vị trí nằm trên mặt phẳng tọa độ (bề mặt bản vẽ), trên đó hình chiếu đứng (hình chiếu chính, hình chiếu từ trước - A) được chiếu lên.
- Căn cứ vào hình chiếu chính - A, các hình chiếu khác được bố trí như sau:
+ Hình chiếu B: hình chiếu từ trên được đặt ngay bên dưới;
+ Hình chiếu E: hình chiếu từ dưới được đặt ở phía trên;
+ Hình chiếu C: hình chiếu từ trái được đặt ở bên phải;
+ Hình chiếu D: hình chiếu từ phải được đặt ở bên trái;
+ Hình chiếu F; hình chiếu từ sau được đặt ở bên phải hoặc bên trái sao cho thuận tiện.
Phương pháp góc chiếu thứ ba
- Phương pháp góc chiếu thứ ba là một cách biểu diễn bằng phép chiếu vuông góc, trong đó đối tượng cần biểu diễn, khi nhìn từ phía người quan sát, được đặt ở phía sau mặt phẳng tọa độ, trên đó đối tượng được chiếu vuông góc (xem Hình 5). Trên mỗi mặt phẳng chiếu, đối tượng được biểu diễn như là được chiếu vuông góc từ xa vô tận lên các mặt phẳng chiếu trong suốt.
- Vị trí của các hình chiếu khác so với hình chiếu chính (hình chiếu từ trước - ký hiệu là A) được xác định bằng cách quay các mặt phẳng chiếu của chúng xung quanh các đường thẳng trùng (hoặc song song) với các trục tọa độ đến vị trí nằm trên mặt phẳng tọa độ (bề mặt bản vẽ), trên đó hình chiếu đứng (hình chiếu chính, hình chiếu từ trước - A) được chiếu lên
Bố trí mũi tên tham chiếu
- Trong trường hợp không thể bố trí vị trí của các hình chiếu theo đúng các quy định nghiêm ngặt của phương pháp góc chiếu thứ nhất hoặc thứ ba, việc dùng phương pháp mũi tên tham chiếu cho phép bố trí các hình chiếu ở vị trí bất kỳ.
- Ngoại trừ hình chiếu chính (hình chiếu đứng), mỗi hình chiếu có thể được định danh bằng một chữ cái phù hợp. Trên hình chiếu chính dùng một chữ in thường, để chỉ rõ hướng quan sát của các hình chiếu khác. Các hình chiếu này được định danh bởi một chữ in hoa tương ứng và đặt ở phía trên, bên trái hình chiếu đó.
- Các hình chiếu được định danh này có thể đặt ở vị trí bất kỳ so với hình chiếu chính. Bất kể hướng quan sát thế nào, các chữ cái in hoa định danh cho các hình chiếu phải được viết theo hướng dễ nhìn của bản vẽ.
- Phương pháp này không cần ký hiệu bằng hình vẽ để chỉ dẫn dùng phương pháp góc chiếu nào.
Biểu diễn bằng hình chiếu vuông góc qua gương
- Hình chiếu vuông góc qua gương là một cách biểu diễn bằng hình chiếu thẳng góc, trong đó vật thể cần biểu diễn được đặt ở phía bên trên một gương phẳng, gương này đặt song song với các mặt phẳng nằm ngang của vật thể, mặt gương hướng lên trên; hình ảnh của vật thể qua gương chính là hình chiếu vuông góc qua gương.
- Hình chiếu loại này có thể được chỉ dẫn bởi một chữ in hoa ký hiệu cho hình chiếu này.
Yêu cầu chung về tỷ lệ cân đối và kích thước của các ký hiệu hình chiếu ra sao?
Tại Phụ lục A Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7582-2:2006 có đề cập về yêu cầu chung về tỷ lệ cân đối và kích thước của các ký hiệu hình chiếu như sau:
Để hài hòa giữa các kích thước của các ký hiệu bằng hình vẽ quy định trong tiêu chuẩn này với các chỉ dẫn khác trên bản vẽ (kích thước, dung sai, v v….), phải áp dụng các quy tắc đã nêu trong ISO 3461-2.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?