TCVN 13526:2024 ISO 13344:2015 về thiết bị đánh giá tính độc hại gây chết người của các sản phẩm khí sinh ra khi cháy?

TCVN 13526:2024 ISO 13344:2015 về thiết bị đánh giá tính độc hại gây chết người của các sản phẩm khí sinh ra khi cháy?

TCVN 13526:2024 ISO 13344:2015 về thiết bị đánh giá tính độc hại gây chết người của các sản phẩm khí sinh ra khi cháy?

TCVN 13526:2024 hoàn toàn tương đương ISO 13344:2015.

TCVN 132526:2024 do Viện Vật liệu xây dựng - Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Quá trình nhiệt phân hoặc cháy của tất cả các vật liệu dễ cháy tạo ra môi trường khí sinh ra khi cháy, với nồng độ đủ cao thì sẽ trở nên độc hại. Do vậy, cần phải thiết lập một tiêu chuẩn phương pháp thử nghiệm để đánh giá tính độc hại của các sản phẩm khí sinh ra khi cháy.

Theo quan điểm trên phạm vi toàn cầu chống lại việc sử dụng động vật trong các thử nghiệm, phương pháp này không bắt buộc sử dụng những động vật trong quy trình thí nghiệm. Vì vậy, phần bắt buộc áp dụng của tiêu chuẩn thí nghiệm này không chỉ định việc sử dụng động vật. Mà nó chỉ đề cập đến dữ liệu động vật bị phơi độc đã được báo cáo từ tài liệu khoa học, cùng với các tính toán được sử dụng để biểu thị các kết quả thử nghiệm giống như sẽ thu được các kết quả đó nếu thí nghiệm trên động vật.

Đối với những trường hợp công nhận các kết quả thử nghiệm sử dụng động vật phơi độc có thể chọn quy trình thí nghiệm được trình bày trong Phụ lục A.

Hai thông số được tính toán sử dụng trong tiêu chuẩn này là FED (liều gây tử vong) và LC50. Khi một trong hai giá trị đó được sử dụng để phân tích về mối nguy hiểm cháy, phải đi cùng với thông tin chính để tránh nhầm lẫn. Giá trị FED được xác định dựa trên hiệu ứng độc và các loại động vật được dùng để xác định FED. Giá trị LC50 được xác định là khoảng thời gian mà những động vật bị phơi độc và loài động vật được dùng để xác định LC50.

CHÚ THÍCH 1: LC50 là nồng độ độc chất trong không khí gây tử vong 50% động vật thử nghiệm trong một khoảng thời gian phơi độc xác định (Theo Mục 4.207, ISO 13943:2008).

CHÚ THÍCH 2: FED-Liều hiệu dụng phân số: là tỷ số của liều lượng phơi nhiễm một sản phẩm cháy hoặc hỗn hợp sản phẩm cháy trên liều lượng phơi nhiễm dự đoán gây ra một số hiệu ứng xác định ở đối tượng bị phơi nhiễm có mức nhạy cảm trung bình (Theo Mục 4.106, ISO 13943:2008).

Tại Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13526:2024 ISO 13344:2015 quy định về thiết bị đánh giá tính độc hại gây chết người của các sản phẩm khí sinh ra khi cháy như sau:

(1) Mô hình thí nghiệm cháy

- Mô hình thí nghiệm cháy, hoặc thiết bị đốt cháy trong phòng thí nghiệm, và các điều kiện vận hành mô hình đó phải được chọn sao cho có liên quan đến một hay nhiều loại hoặc giai đoạn cháy như định nghĩa và mô tả trong ISO 19706.

- Khi thu thập dữ liệu về các sản phẩm khí sinh ra khi cháy từ quá trình đốt cháy của một sản phẩm hoặc cụm sản phẩm thương mại, không phải là vật liệu đồng nhất, thì hình thức và trạng thái của các mẫu thử trong mô hình thí nghiệm cháy phải tương ứng với sự lộ lửa thích hợp của sản phẩm hoặc cụm sản phẩm thương mại đó.

- Độ lặp lại và độ tái lập trong thí nghiệm liên phòng của mô hình thí nghiệm cháy phải được chứng minh là nằm trong phạm vi tính biến động khi tính toán giá trị FED đối với những khí kích ứng và gây ngạt trong ISO 13571.

- Mô hình thí nghiệm cháy phải phù hợp với các yêu cầu phân tích.

(2) Lấy mẫu khí

- Lấy mẫu khí liên tục để đo mức CO, CO2 và O2.

- Máy phân tích khí tối thiểu phải có dải đo như dưới đây:

+ carbon monoxide, 0 % theo thể tích tới 1 % theo thể tích (0 μL/L tới 10.000 μL/L);

+ carbon dioxide, 0 % theo thể tích tới 10 % theo thể tích (0 μL/L tới 100.000 μL/L);

+ ôxy, 0 % theo thể tích đến 21 % theo thể tích (0 μL/L tới 210.000 μL/L).

- Việc phân tích các chất khí khác (ví dụ, đối với HCN, HCI, HBr, NOx, SO2, acrolein, formaldehyde và một vài loại hóa chất khác) phải được thực hiện bằng một phương pháp theo hướng dẫn của ISO 19701 và ISO 19702 phù hợp với thành phần hóa học của mẫu thử và/hoặc sản phẩm cháy dự kiến.

TCVN 13526:2024 ISO 13344:2015 về thiết bị đánh giá tính độc hại gây chết người của các sản phẩm khí sinh ra khi cháy?

TCVN 13526:2024 ISO 13344:2015 về thiết bị đánh giá tính độc hại gây chết người của các sản phẩm khí sinh ra khi cháy? (Hình ảnh Internet)

Cảnh báo nguy hiểm tính độc hại gây chết người của các sản phẩm khí sinh ra khi cháy ra sao?

Tại Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13526:2024 ISO 13344:2015 quy định về cảnh báo nguy hiểm tính độc hại gây chết người của các sản phẩm khí sinh ra khi cháy như sau:

- Quy trình thí nghiệm này liên quan đến quá trình cháy.

Do đó gây nguy hiểm cho nhân viên vận hành xuất phát từ việc hít phải sản phẩm cháy. Để tránh sự rò rỉ không mong muốn của các sản phẩm cháy độc hại ra không khí xung quanh, toàn bộ hệ thống tiếp xúc phải được đặt trong phạm vi chụp hút của phòng thí nghiệm hoặc dưới vòm thu khói.

- Khả năng hoạt động bình thường của hệ thống thông gió phải được kiểm tra trước khi thử nghiệm và phải đảm bảo xả vào hệ thống thu khí với công suất phù hợp.

- Nhân viên vận hành phải có trách nhiệm đảm bảo rằng họ tuân thủ tất cả các quy định phù hợp về giải phóng và/hoặc thải bỏ các sản phẩm cháy hoặc khí sinh ra khi cháy.

Mẫu thử đánh giá tính độc hại gây chết người của các sản phẩm khí sinh ra khi cháy thế nào?

Tại Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13526:2024 ISO 13344:2015 quy định về mẫu thử đánh giá tính độc hại gây chết người của các sản phẩm khí sinh ra khi cháy như sau:

(1) Các mẫu thử phải được chuẩn bị theo những giới hạn và điều kiện vận hành áp dụng cho mô hình thí nghiệm cháy được sử dụng và có tính đến ứng dụng cuối cùng của sản phẩm được kiểm tra.

(2) Mẫu thử phải ổn định trong điều kiện nhiệt độ phòng tại (23 ± 3) °C và độ ẩm tương đối (50 ±10) % trong ít nhất 24 h trước khi thử nghiệm hoặc cho đến khi khối lượng không đổi.

Tiêu chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
TCVN 14149:2024 về Công trình thủy lợi - Yêu cầu kỹ thuật thi công và nghiệm thu khoan vụt vữa vào nền đất để chống thấm thế nào?
Pháp luật
TCVN 12371-2-13:2024 về hóa chất của quy trình giám định vi khuẩn, virus, Phytoplasma gây hại thực vật ra sao?
Pháp luật
06 hạng sản xuất theo mức độ nguy hiểm về cháy nổ của công nghệ sản xuất theo TCVN 2622:1995 được quy định thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10685-8:2024 về Xác định độ chịu sốc nhiệt của vật liệu chịu lửa không định hình?
Pháp luật
TCVN 13526:2024 ISO 13344:2015 về thiết bị đánh giá tính độc hại gây chết người của các sản phẩm khí sinh ra khi cháy?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13947:2024 về nguyên vật liệu chế tạo xi măng xỉ lò cao hoạt hóa sulfate như nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13945:2024 về độ chống trơn và độ chống trượt của tấm đá tự nhiên lát ngoài trời như thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13522-1:2024 ISO 9239-1:2010 đầu đốt ngọn lửa mồi ứng xử khi cháy sử dụng nguồn nhiệt bức xạ?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13990:2024 truy xuất nguồn gốc - yêu cầu đối với logistic chuỗi lạnh cho thực phẩm ra sao?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13048:2024 về kết cấu áo đường có sử dụng lớp hỗn hợp nhựa rỗng thoát nước ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tiêu chuẩn Việt Nam
Nguyễn Đỗ Bảo Trung Lưu bài viết
40 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tiêu chuẩn Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tiêu chuẩn Việt Nam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào