Tàu hộ vệ là gì? Tàu hộ vệ có nhiệm vụ như thế nào? Quản lý tàu thuyền quân sự được quy định ra sao?
Tàu hộ vệ là gì? Tàu hộ vệ có nhiệm vụ như thế nào?
Thông tin tham khảo tàu hộ vệ là gì, tàu hộ vệ có nhiệm vụ như thế nào dưới đây:
Hiện nay, pháp luật chưa quy định cụ thể về Tàu hộ vệ là gì. Tuy nhiên có thể tham khảo tàu hộ vệ như sau:
Tàu hộ vệ là loại tàu chiến được thiết kế chủ yếu để bảo vệ các tàu lớn, như tàu vận tải và tàu đổ bộ, khỏi các mối nguy hiểm như tàu ngầm, tàu phóng lôi và máy bay đối phương. Ngoài ra, tàu hộ vệ còn thực hiện nhiệm vụ bảo vệ các căn cứ hải quân, bến cảng và tham gia các hoạt động cứu hộ trên biển.
Tàu hộ vệ được thiết kế để thực hiện nhiệm vụ như sau:
- Bảo vệ các tàu lớn (tàu vận tải, tàu đổ bộ)
- Chống tàu ngầm
- Chống hạm và phòng không
- Tuần tra, giám sát vùng biển
- Cứu hộ và hỗ trợ nhân đạo
*Trên đây là thông tin tham khảo tàu hộ vệ là gì, tàu hộ vệ có nhiệm vụ như thế nào!
Tàu hộ vệ là gì? Tàu hộ vệ có nhiệm vụ như thế nào? Quản lý tàu thuyền quân sự được quy định ra sao? (Hình ảnh Internet)
Quản lý tàu thuyền quân sự được quy định ra sao?
Căn cứ theo Điều 14 Thông tư 32/2017/TT-BQP quy định về quản lý tàu thuyền quân sự như sau:
- Quản lý số lượng, chất lượng, chủng loại và sự đồng bộ tàu thuyền quân sự: Cơ quan Quân lực các cấp phải lập hệ thống sổ sách, mẫu biểu đăng ký, thống kê theo quy định và hướng dẫn của từng chuyên ngành kỹ thuật, nắm chắc số lượng, chủng loại vũ khí, trang bị kỹ thuật tàu thuyền của đơn vị mình.
- Quản lý kỹ thuật tàu thuyền quân sự: Cơ quan kỹ thuật tàu thuyền các cấp phải dựa trên cơ sở tiêu chuẩn chất lượng do cấp có thẩm quyền ban hành để phân cấp chất lượng, kiểm kê định kỳ hoặc đột xuất về tình trạng thực tế vũ khí, trang bị kỹ thuật tàu thuyền so với tiêu chuẩn chất lượng quy định; người chỉ huy cơ quan, đơn vị tàu thuyền các cấp phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra, có biện pháp tích cực để duy trì hệ số kỹ thuật tàu thuyền.
- Quản lý sự đồng bộ tàu thuyền quân sự: Người chỉ huy các cấp phải nắm chắc, đồng bộ và có phương án bổ sung, thay thế, sửa chữa kịp thời để duy trì đồng bộ theo trang bị và đồng bộ theo đơn vị.
Phân cấp quản lý tàu thuyền quân sự như thế nào? Điều kiện hoạt động của tàu thuyền quân sự?
Căn cứ theo Điều 15 Thông tư 32/2017/TT-BQP quy định về phân cấp quản lý tàu thuyền quân sự như sau:
(1) Cục Quân lực/Bộ Tổng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quản lý số lượng, chất lượng, chủng loại và sự đồng bộ tàu thuyền quân sự trong Bộ Quốc phòng.
(2) Tư lệnh Quân chủng Hải quân, Tư lệnh Bộ tư lệnh Cảnh sát biển, Tư lệnh Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quản lý số lượng, chất lượng, chủng loại và sự đồng bộ tàu thuyền quân sự thuộc cơ quan, đơn vị mình quản lý; điều chỉnh, điều động tạm thời, phân nhóm và xác định trạng thái sử dụng tàu thuyền quân sự trong đơn vị thuộc quyền; chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan, đơn vị thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý tàu thuyền quân sự.
(3) Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quản lý số lượng, chất lượng, chủng loại và sự đồng bộ tàu thuyền quân sự thuộc Tổng cục Hậu cần quản lý trong Bộ Quốc phòng; chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan, đơn vị thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý tàu thuyền quân sự.
(4) Chỉ huy các cấp chịu trách nhiệm quản lý, nắm chắc số lượng, chất lượng, chủng loại, nhóm tàu, trạng thái sử dụng và sự đồng bộ tàu thuyền thuộc cơ quan, đơn vị mình quản lý.
(5) Cơ quan kỹ thuật tàu thuyền các đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm duy trì hệ số kỹ thuật, nâng cao chất lượng công tác quản lý tàu thuyền theo quyết định của người chỉ huy và hướng dẫn của cơ quan quản lý tàu thuyền quân sự cấp trên.
(6) Đơn vị tàu thuyền các cấp có nhiệm vụ duy trì hệ số kỹ thuật, an toàn kỹ thuật, nâng cao chất lượng công tác quản lý, bảo đảm cho tàu thuyền quân sự sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ.
Bên cạnh đó, căn cứ theo Điều 16 Thông tư 32/2017/TT-BQP quy định về điều kiện hoạt động tàu thuyền quân sự như sau:
- Tàu thuyền quân sự trước khi đi hoạt động phải có
+ Lệnh của cấp có thẩm quyền; kế hoạch hoạt động đã được phê chuẩn;
+ Đủ tài liệu, sổ sách đăng ký, hồ sơ giấy tờ theo quy định;
+ Tình trạng kỹ thuật tốt và được bảo đảm hậu cần theo quy định;
+ Cán bộ chiến sỹ, nhân viên trên tàu có trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu sử dụng tàu thuyền quân sự.
- Các đối tượng được đi trên tàu thuyền quân sự không thuộc biên chế, khi hoạt động phải được sự đồng ý của cấp có thẩm quyền bằng văn bản và được phổ biến, quán triệt các quy định bảo đảm an toàn và các quy định có liên quan của tàu.
- Tàu thuyền quân sự phải được trang bị đầy đủ các trang thiết bị phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn tàu biển, quy định về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm thanh tra hoạt động dạy thêm học thêm trên địa bàn quản lí không?
- Nội dung điều tra cơ bản tài nguyên điện tử chất thải rắn sinh hoạt được quy định như thế nào theo Thông tư 03?
- Lời chúc lễ 30 4 cho khách hàng hay ý nghĩa nhất? Lễ 30 4 người lao động có được nghỉ làm hay không?
- Đường sắt cao tốc Bắc Nam là gì? Chủ trương xây dựng dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam theo Nghị quyết 172?
- Cấm đường sơ duyệt 25 4 có áp dụng cho cả người đi bộ không? Hoạt động chính thức bắt đầu khi nào?