Sửa đổi, bổ sung nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương trong công tác quản lý kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường như thế nào?

Sửa đổi, bổ sung nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương trong công tác quản lý kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường như thế nào? Câu hỏi của bạn An ở Huế.

Mới đây, ngày 25/5/2023, Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 31/2023/TT-BTC sửa đổi Thông tư 02/2017/TT-BTC hướng dẫn quản lý kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường.

Ngân sách trung ương là gì? Ngân sách địa phương là gì?

Tại Điều 4 Luật Ngân sách nhà nước 2015 đã khái niệm:

- Ngân sách trung ương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp trung ương hưởng và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp trung ương.

- Ngân sách địa phương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp địa phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương.

nhiệm vụ chi

Sửa đổi, bổ sung nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương trong công tác quản lý kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường như thế nào? (Hình từ Internet)

Sửa đổi, bổ sung nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương trong công tác quản lý kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường như thế nào?

Căn cứ Điều 1 Thông tư 31/2023/TT-BTC sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 4 Thông tư 02/2017/TT-BTC như sau:

Nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương được quy định tại Điều 151 và điểm a khoản 1 Điều 153 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, cụ thể:

- Quản lý chất thải, hỗ trợ xử lý chất thải, bao gồm: điều tra, đánh giá, kiểm soát các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường quy mô liên tỉnh, liên vùng; lập danh mục chất thải; xây dựng tiêu chí về công nghệ, kỹ thuật xử lý chất thải thuộc trách nhiệm của trung ương.

- Xử lý, cải tạo, phục hồi chất lượng môi trường.

- Xây dựng hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường; trang thiết bị để bảo vệ môi trường; quan trắc môi trường,

- Kiểm tra, thanh tra, giám sát về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu thuộc trách nhiệm của trung ương và theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

- Bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên; ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Nghiên cứu khoa học, phát triển, chuyển giao, ứng dụng công nghệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn thực hiện theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ, pháp luật về chuyển giao công nghệ.

- Truyền thông, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường; giáo dục môi trường; phổ biến kiến thức, tuyên truyền pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Hoạt động hội nhập quốc tế và hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường.

- Các hoạt động quản lý nhà nước khác về bảo vệ môi trường thuộc nhiệm vụ của trung ương theo quy định của pháp luật.

- Chi sự nghiệp bảo vệ môi trường từ nguồn ngân sách nhà nước chi thường xuyên cho bảo vệ môi trường theo quy định tại điểm a khoản 1 ĐIều 153 Nghị định 08/2022/NĐ-CP.

Sửa đổi, bổ sung nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương như thế nào trong công tác quản lý kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường?

Căn cứ khoản 2 Điều 1 Thông tư 31/2023/TT-BTC sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 4 Thông tư 02/2017/TT-BTC như sau:

Nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương được quy định tại Điều 152 Nghị định 08/2022/NĐ-CP và điểm a khoản 1 Điều 153 Nghị định 08/2022/NĐ-CP:

Việc phân định cụ thể các nhiệm vụ chi về bảo vệ môi trường nêu trên của ngân sách địa phương cho các cấp ngân sách ở địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định. Nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương trong công tác quản lý kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường được quy định như sau:

- Quản lý chất thải, hỗ trợ xử lý chất thải.

- Xử lý, cải tạo, phục hồi chất lượng môi trường,

- Xây dựng hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường; trang thiết bị để bảo vệ môi trường; quan trắc môi trường

- Kiểm tra, thanh tra, giám sát về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu thuộc nhiệm vụ của địa phương và theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

- Bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên; ứng phó với biến đổi khí hậu

- Nghiên cứu khoa học, phát triển, chuyển giao, ứng dụng công nghệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn thực hiện theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ, pháp luật về chuyển giao công nghệ.

- Truyền thông, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường; giáo dục môi trường; phổ biến kiến thức, tuyên truyền pháp luật về bảo vệ môi trường

- Hoạt động hội nhập quốc tế và hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường

- Các hoạt động quản lý nhà nước khác bảo vệ môi trường thuộc trách nhiệm của địa phương theo quy định của pháp luật

- Chi sự nghiệp bảo vệ môi trường từ nguồn ngân sách nhà nước chi thường xuyên cho bảo vệ môi trường theo quy định tại điểm a khoản 1 ĐIều 153 Nghị định 08/2022/NĐ-CP.

Thông tư 31/2023/TT-BTC sẽ có hiệu lực từ ngày 11/7/2023

Ngân sách trung ương
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Bội chi ngân sách trung ương có thể được bù đắp từ những nguồn nào?
Pháp luật
Ngân sách trung ương bị thiếu hụt thì được tạm ứng từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không? Có được ứng trước dự toán ngân sách cho năm sau không?
Pháp luật
Ai có thẩm quyền quyết định sử dụng dự phòng ngân sách trung ương? Quỹ ngân sách trung ương bị thiếu hụt tạm thời thì xử lý sao?
Pháp luật
Ngân sách trung ương có được vay ngân quỹ nhà nước để trả nợ gốc cho các khoản vay của ngân sách trung ương không?
Pháp luật
Kéo dài thời gian bố trí vốn, kéo dài kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2022 sang năm 2023 theo nguyên tắc và tiêu chí nào?
Pháp luật
Tổng số chi ngân sách trung ương năm 2023 lên đến 01 triệu tỷ đồng? Ngân sách trung ương năm 2023 được phân bổ như thế nào?
Pháp luật
Ngân sách trung ương có được hưởng 100% đối với các khoản thu từ thuế không? Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương là các khoản thu nào?
Pháp luật
Sửa đổi, bổ sung nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương trong công tác quản lý kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường như thế nào?
Pháp luật
Khoản thu nào ngân sách trung ương và ngân sách địa phương có thể hưởng toàn bộ? Thuế thu nhập cá nhân thuộc trường hợp nào?
Pháp luật
Ngân sách trung ương có thể hưởng toàn bộ các khoản thu hay không? Ngân sách trung ương có thể chi để trả lãi vay của Chính phủ không?
Pháp luật
Ngân sách trung ương có phải do các địa phương nộp lên không? Ngân sách trung ương sử dụng cho các công việc gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ngân sách trung ương
2,104 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ngân sách trung ương

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ngân sách trung ương

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào