Sẽ tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất cho vay, đơn giản hóa thủ tục hành chính đối với các tổ chức tín dụng năm 2024?

Năm 2024 các tổ chức tín dụng sẽ tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất cho vay, đơn giản hóa thủ tục hành chính đúng không? - Câu hỏi của anh H (Phú Yên).

Năm 2024 các tổ chức tín dụng sẽ tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất cho vay, đơn giản hóa thủ tục hành chính đúng không?

Ngày 05/3/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện 18/CĐ-TTg 2024 Tại đây về điều hành tăng trưởng tín dụng năm 2024.

Cụ thể theo Công điện 18/CĐ-TTg 2024, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo và yêu cầu các tổ chức tín dụng những nhiệm vụ sau:

a) Bám sát các chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất cho vay (tiết giảm chi phí; đơn giản hóa thủ tục hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số...); công bố công khai lãi suất cho vay bình quân để người dân, doanh nghiệp thuận lợi trong việc tiếp cận tín dụng, lựa chọn ngân hàng để vay vốn. Đẩy mạnh triển khai hiệu quả các gói tín dụng ưu đãi phù hợp với đặc thù của từng tổ chức tín dụng đối với các lĩnh vực quan trọng, các động lực tăng trưởng của nền kinh tế theo chủ trương của Chính phủ; phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của các tổ chức tín dụng kinh doanh hiệu quả và các tổ chức tín dụng nhà nước; tăng cường trách nhiệm xã hội, đạo đức kinh doanh của các tổ chức tín dụng trong việc chia sẻ, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.
b) Tiếp tục hướng nguồn vốn tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng truyền thống như tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu, chuyển đổi số, chống biến đổi khí hậu, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo... của nền kinh tế theo chủ trương của Chính phủ; tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả.
c) Tăng cường công tác thông tin truyền thông, hướng dẫn khách hàng, đối tượng thụ hưởng trong tiếp cận chính sách. Chú trọng truyền thông rõ ràng, đầy đủ, minh bạch, chính xác về các chính sách, sản phẩm, dịch vụ tín dụng, ngoại hối của tổ chức tín dụng đến công chúng.

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo và yêu cầu các tổ chức tín dụng những nhiệm vụ phải Bám sát các chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất cho vay (tiết giảm chi phí; đơn giản hóa thủ tục hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số...)

Sẽ tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất cho vay, đơn giản hóa thủ tục hành chính đối với các tổ chức tín dụng năm 2024?

Sẽ tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất cho vay, đơn giản hóa thủ tục hành chính đối với các tổ chức tín dụng năm 2024? (Hình từ Internet)

Trách nhiệm của tổ chức tín dụng trong việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng như thế nào?

Căn cứ theo Điều 10 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 nêu rõ trách nhiệm của tổ chức tín dụng trong việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng như sau:

Thứ nhất: Tham gia bảo hiểm tiền gửi, quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân theo quy định của pháp luật và công bố công khai việc tham gia bảo hiểm tiền gửi tại trụ sở chính và chi nhánh.

Thứ hai: Tạo thuận lợi cho khách hàng gửi và rút tiền, bảo đảm thanh toán đủ, đúng hạn tiền gốc, lãi của khoản tiền gửi theo thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật.

Thứ ba: Từ chối việc điều tra, phong tỏa, cầm giữ, trích chuyển tiền gửi của khách hàng, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của luật hoặc được sự chấp thuận của khách hàng.

Thứ tư: Công bố công khai lãi suất tiền gửi, phí dịch vụ, quyền, nghĩa vụ của khách hàng đối với từng loại sản phẩm, dịch vụ đang cung ứng.

Thứ năm: Công bố công khai thời gian giao dịch chính thức.

+ Trường hợp ngừng giao dịch tại một hoặc một số địa điểm thực hiện giao dịch trong thời gian giao dịch chính thức hoặc ngừng giao dịch bằng phương tiện điện tử, chậm nhất là 24 giờ trước thời điểm ngừng giao dịch, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải niêm yết thông tin về ngừng giao dịch tại địa điểm giao dịch hoặc trên trang thông tin điện tử của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

+ Trường hợp ngừng giao dịch do sự kiện bất khả kháng, chậm nhất là 24 giờ sau thời điểm ngừng giao dịch, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải niêm yết thông tin về ngừng giao dịch tại địa điểm giao dịch hoặc trên trang thông tin điện tử của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Thẩm quyền quyết định cho vay, lãi suất và tài sản bảo đảm của khoản vay đặc biệt theo Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 như thế nào?

Căn cứ theo Điều 193 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 đặt ra thẩm quyền quyết định cho vay, lãi suất và tài sản bảo đảm của khoản vay đặc biệt như sau:

- Ngân hàng Nhà nước quyết định cho vay đặc biệt đối với khoản vay có lãi suất và có tài sản bảo đảm đối với tổ chức tín dụng. Mức lãi suất, tài sản bảo đảm của khoản vay đặc biệt từ Ngân hàng Nhà nước theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

- Ngân hàng hợp tác xã quyết định cho vay đặc biệt đối với quỹ tín dụng nhân dân.

- Tổ chức bảo hiểm tiền gửi, tổ chức tín dụng khác quyết định cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng.

- Thủ tướng Chính phủ quyết định việc cho vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước đối với khoản vay có lãi suất là 0%/năm, khoản vay không có tài sản bảo đảm đối với tổ chức tín dụng trên cơ sở đề xuất của Ngân hàng Nhà nước.

Luật Các tổ chức tín dụng 2024 sẽ có hiệu lực thi hành từ 01 tháng 07 năm 2024, trừ khoản 3 Điều 200 và khoản 15 Điều 210 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.

Tổ chức tín dụng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Văn hóa kiểm soát là gì? Hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng được quy định ra sao?
Pháp luật
Tài liệu liên quan đến việc chuyển đổi hình thức pháp lý tổ chức tín dụng phải đảm bảo nguyên tắc gì?
Pháp luật
Tổ chức tín dụng sau tổ chức lại là gì? Hoạt động của tổ chức tín dụng sau tổ chức lại được quy định thế nào theo Thông tư 62?
Pháp luật
Tổ chức tín dụng đại diện là gì? Tổ chức tín dụng đại diện lập hồ sơ chấp thuận nguyên tắc hợp nhất tổ chức tín dụng gửi cho ai?
Pháp luật
Vốn pháp định của tổ chức tín dụng là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền quy định mức vốn pháp định của tổ chức tín dụng?
Pháp luật
Tổ chức tín dụng sau khi hợp nhất phải đảm bảo về tỷ lệ bảo đảm an toàn không? Đề án hợp nhất tổ chức tín dụng có cần tỷ lệ bảo đảm an toàn không?
Pháp luật
Thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng có được quyền chuyển nhượng phần vốn góp không? Quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn?
Pháp luật
Sáp nhập tổ chức tín dụng khi nào? Sáp nhập tổ chức tín dụng cần đáp ứng những điều kiện nào theo Thông tư 62?
Pháp luật
Hợp nhất tổ chức tín dụng là gì? Hợp nhất tổ chức tín dụng cần phải đáp ứng các điều kiện thế nào?
Pháp luật
Mẫu Quyết định chấp thuận sáp nhập tổ chức tín dụng theo Thông tư 62? Tải mẫu? Điều kiện sáp nhập tổ chức tín dụng?
Pháp luật
Chuyển đổi hình thức pháp lý tổ chức tín dụng cần đảm bảo những nguyên tắc nào theo Thông tư 62? Phương án chuyển đổi bao gồm?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tổ chức tín dụng
481 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tổ chức tín dụng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tổ chức tín dụng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào