Sáp nhập 5 tổ chức chính trị xã hội 30 tổ chức hội quần chúng theo Nghị quyết 60? Sáp nhập các tổ chức chính trị xã hội?
Sáp nhập 5 tổ chức chính trị xã hội 30 tổ chức hội quần chúng theo Nghị quyết 60? Sáp nhập các tổ chức chính trị xã hội?
Ngày 12/04/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025 của Hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII với 12 nội dung quan trọng; kèm theo nghị quyết là danh sách tên gọi các tỉnh, thành phố và trung tâm chính trị - hành chính (tỉnh lỵ) của 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Tại Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025 có đề cập nội dung sáp nhập 5 tổ chức chính trị xã hội 30 tổ chức hội quần chúng như sau:
5. Cơ bản thống nhất với các nội dung đề xuất của Bộ Chính trị và Đề án về phương án sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập cấp xã và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp; sắp xếp các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ vào Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân; xây dựng hệ thống tổ chức đảng ở địa phương; chủ trương sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Thông qua một số nội dung cụ thể tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp để hoàn thiện và nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị như sau:
...
- Về tổ chức Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ: (1) Đồng ý chủ trương sắp xếp, tinh gọn hợp nhất cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở cấp Trung ương, cấp tỉnh và cấp xã như Tờ trình và Đề án của Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương; việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy phải bảo đảm sâu sát cơ sở, địa bàn, chăm lo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân và đoàn viên, hội viên của tổ chức mình. (2) Thống nhất chủ trương kết thúc hoạt động của công đoàn viên chức, công đoàn lực lượng vũ trang; giảm mức đóng góp công đoàn phí của đoàn viên công đoàn.
Theo khoản 2 Điều 9 Hiến pháp 2013 nêu rõ:
+ 5 tổ chức chính trị - xã hội gồm: Công đoàn Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam.
+ Tại Phụ lục I Quyết định 118-QĐ/TW năm 2023 nêu rõ 30 hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương gồm:
1. Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam 2. Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam 3. Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị Việt Nam 4. Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam 5. Liên minh Hợp tác xã Việt Nam 6. Hội Chữ thập đỏ Việt Nam 7. Hội Nhà báo Việt Nam 8. Hội Nhà văn Việt Nam 9. Hội Luật gia Việt Nam 10. Liên đoàn Luật sư Việt Nam 11. Hội Người cao tuổi Việt Nam 12. Hội Đông y Việt Nam 13. Hội Kiến trúc sư Việt Nam 14. Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam 15. Hội Mỹ thuật Việt Nam 16. Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam 17. Tổng hội Y học Việt Nam 18. Hội Nhạc sĩ Việt Nam 19. Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam 20. Hội Khoa học lịch sử Việt Nam 21. Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam 22. Hội Người mù Việt Nam 23. Hội Điện ảnh Việt Nam 24. Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam 25. Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam 26. Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam 27. Hội Khuyến học Việt Nam 28. Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam 29. Hội Xuất bản Việt Nam 30. Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam |
=> Như vậy, sáp nhập 5 tổ chức chính trị xã hội 30 tổ chức hội quần chúng theo Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025 như sau:
Sắp xếp các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ vào Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
+ Sắp xếp, tinh gọn hợp nhất cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở cấp Trung ương, cấp tỉnh và cấp xã như Tờ trình và Đề án của Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương;
+ Việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy phải bảo đảm sâu sát cơ sở, địa bàn, chăm lo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân và đoàn viên, hội viên của tổ chức mình.
Sáp nhập 5 tổ chức chính trị xã hội 30 tổ chức hội quần chúng theo Nghị quyết 60? Sáp nhập các tổ chức chính trị xã hội? (Hình từ Internet)
Người làm việc thường xuyên tại Hội quần chúng được hưởng những chế độ, chính sách gì?
Tại Điều 7 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 118-QĐ/TW năm 2023 quy định về chế độ, chính sách đối với người làm việc thường xuyên tại Hội quần chúng được quy định như sau:
- Người làm việc thường xuyên tại hội gồm: Chủ tịch, phó chủ tịch chuyên trách; người làm việc tại đơn vị tham mưu, giúp việc trong biên chế được giao; người làm việc theo hợp đồng.
- Chế độ, chính sách đối với người làm việc thường xuyên tại hội:
+ Người trong độ tuổi lao động được phân công, điều động đến làm việc tại hội theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền và người được tuyển dụng trong chỉ tiêu biên chế của hội thì hưởng lương, phụ cấp và chế độ, chính sách khác theo quy định đối với cán bộ, công chức.
+ Người đã nghỉ hưu giữ các chức danh lãnh đạo chuyên trách hội được hưởng thù lao theo quy định.
+ Người làm việc theo hợp đồng (bao gồm cả những người đang hưởng lương hưu) được hưởng tiền công hoặc thù lao và chế độ, chính sách khác do hội quyết định, phù hợp với yêu cầu công việc và tài chính của hội.
- Thời gian làm việc của người đã nghỉ hưu do hội quyết định nhưng không quá 10 năm kể từ ngày được hưởng lương hưu.
Hội quần chúng có những quyền và trách nhiệm gì?
Tại Điều 9 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 118-QĐ/TW năm 2023 quy định về quyền của Hội quần chúng như sau:
- Được cung cấp thông tin, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- Được tham gia ý kiến trong xây dựng cơ chế, chính sách liên quan trực tiếp đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và lĩnh vực hoạt động của hội.
- Được giao thực hiện một số hoạt động chuyên môn, dịch vụ công phù hợp với lĩnh vực hoạt động của hội theo quy định.
- Tham gia tư vấn, phản biện chính sách, chương trình, đề tài, dự án theo đề nghị của cơ quan nhà nước. Chủ trì hoặc tham gia đề tài, đề án liên quan đến lĩnh vực hoạt động của hội.
- Được Nhà nước hỗ trợ kinh phí thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Được tổ chức một số hoạt động kinh tế; tiếp nhận nguồn lực hợp pháp trong nước và ngoài nước gắn với tôn chỉ, mục đích hoạt động, chức năng, nhiệm vụ được giao; quan hệ hợp tác với tổ chức, cá nhân; tham gia hoạt động đối ngoại nhân dân và một số cơ chế hợp tác theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm của Hội quần chúng được quy định tại Điều 10 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 118-QĐ/TW như sau:
- Phổ biến, tuyên truyền, vận động hội viên, các tầng lớp Nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chủ trương, quyết định liên quan đến tổ chức, hoạt động của hội; tích cực tham gia các chương trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước; thực hiện nhiệm vụ do Đảng, Nhà nước giao, tăng cường đồng thuận xã hội.
- Tổ chức hoạt động theo đúng tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của hội; chỉ đạo, quản lý chặt chẽ hoạt động của các pháp nhân trực thuộc hội; quản lý, sử dụng kinh phí, tài sản được giao, các loại quỹ theo đúng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và điều lệ hội; chấp hành hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán của các cơ quan chức năng.
- Phát triển, tập hợp, đoàn kết hội viên trong các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động; đại diện, bảo vệ, phản ánh, kiến nghị, phối hợp giải quyết quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên, các tầng lớp Nhân dân.
- Định kỳ 6 tháng, 1 năm và khi có yêu cầu gửi báo cáo tình hình tổ chức và hoạt động đến các ban đảng được phân công theo dõi, chỉ đạo, Văn phòng Trung ương Đảng, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (nếu hội là tổ chức thành viên), Bộ Nội vụ và bộ quản lý nhà nước đối với hội.
- Xin ý kiến ban đảng được phân công theo dõi, chỉ đạo hội về chương trình, kế hoạch hoạt động hằng năm và đại hội nhiệm kỳ; mời đại diện ban đảng, các cơ quan được phân công theo dõi, chỉ đạo hội dự họp đảng đoàn (đối với hội có đảng đoàn), dự họp ban thường vụ (đối với hội không có đảng đoàn).
- Việc thay đổi trụ sở, mở văn phòng đại diện, thành lập pháp nhân trực thuộc hội phải bảo đảm đúng quy định pháp luật và thông báo bằng văn bản tới ban đảng được phân công theo dõi, chỉ đạo hội và bộ quản lý nhà nước có liên quan.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hoạt động kinh doanh điện lực nào không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư?
- Việc tuyển sinh vào lớp đầu cấp của trường trung học phổ thông chuyên phải đảm bảo theo các nguyên tắc nào?
- Đảng viên được hiểu như thế nào? Nhiệm vụ quyền hạn của Đảng viên bao gồm những gì theo quy định?
- Thẩm quyền cử cán bộ công chức đi công tác trong nước, ngoài nước của Bộ Tài chính được quy định như thế nào?
- Giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán có cần thu thập thông tin phản ánh từ khách hàng không?