Hồ sơ đề án sáp nhập tỉnh bao gồm những gì theo Nghị quyết 76? Định hướng tiêu chuẩn đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập thế nào?
Hồ sơ đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh bao gồm những gì?
Tại phiên họp ngày 15/4/2025 Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 76/2025/UBTVQH về việc sắp xếp đơn vị hành chính năm 2025.
>>> Tải về Toàn văn Nghị quyết 76/2025/UBTVQH
Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15 có hiệu lực thi hành từ ngày 15/4/2025.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 8 Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15 quy định về hồ sơ đề án sáp nhập tỉnh gồm có:
Trình tự, thủ tục xây dựng và thông qua đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh
...
Hồ sơ đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh gồm có:
a) Tờ trình về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh;
b) Đề án về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này;
c) Báo cáo tổng hợp ý kiến Nhân dân, ý kiến của Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan;
d) 02 tờ bản đồ, gồm 01 tờ bản đồ về hiện trạng địa giới các đơn vị hành chính cấp tỉnh thực hiện sắp xếp và 01 tờ bản đồ về phương án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh;
đ) Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Như vậy, hồ sơ đề án sáp nhập tỉnh được chuẩn bị theo quy định như trên.
Hồ sơ đề án sáp nhập tỉnh bao gồm những gì theo Nghị quyết 76? Định hướng tiêu chuẩn đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập thế nào? (Hình từ Internet)
Trình tự, thủ tục xây dựng và thông qua đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh như thế nào?
Căn cứ theo Điều 8 Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15 quy định về trình tự, thủ tục xây dụng và thông qua đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh như sau:
(1) Căn cứ định hướng sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, UBND của một trong các ĐVHC cấp tỉnh cùng thực hiện sắp xếp chủ trì, phối hợp với UBND của ĐVHC cấp tỉnh còn lại xây dựng đề án sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh.
(2) Chuẩn bị hồ sơ đề án sáp nhập tỉnh.
(3) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp) tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh; quyết định nội dung, hình thức lấy ý kiến theo hướng dẫn của Chính phủ.
(4) Sau khi có kết quả lấy ý kiến, UBND cấp tỉnh hoàn thiện đề án, sau đó:
- Gửi Hội đồng nhân dân các cấp có liên quan để xem xét, biểu quyết
- Tổng hợp báo cáo chung trên cơ sở báo cáo kết quả của UBND cấp tỉnh cùng sắp xếp (cơ quan phối hợp) gửi Bộ Nội vụ để thẩm định.
(5) Bộ Nội vụ tổ chức thẩm định nội dung đề án sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh do địa phương chuẩn bị, tổng hợp, xây dựng đề án, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội.
(6) Hồ sơ đề án của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh kèm theo dự thảo nghị quyết của Quốc hội phải được gửi đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước ngày 30/5/2025. Hồ sơ đề án phải được Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội thẩm tra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi trình Quốc hội xem xét, quyết định theo thẩm quyền.
(7) Hồ sơ đề án phải được trình Quốc hội xem xét, thông qua trước ngày 30/6/2025 để bảo đảm có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025.
Cán bộ công chức dôi dư trong quá trình sắp xếp đơn vị hành chính xử lý thế nào?
Theo Điều 12 Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15 quy định như sau:
Chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã
1. Thực hiện bảo lưu các chế độ, chính sách về tiền lương và phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với những người được tiếp tục làm việc nhưng không giữ các chức vụ trước đây cho đến hết nhiệm kỳ bầu cử (đối với những người giữ chức vụ do bầu cử) hoặc hết thời hạn bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý (đối với những người giữ chức vụ do bổ nhiệm). Trường hợp thời hạn còn lại của nhiệm kỳ bầu cử hoặc thời hạn bổ nhiệm dưới 06 tháng thì được bảo lưu tròn 06 tháng. Sau khi hết thời hạn được bảo lưu thì lương và phụ cấp chức vụ (nếu có) được thực hiện theo chức vụ, chức danh hiện giữ hoặc giải quyết nghỉ chế độ theo quy định.
2. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động dôi dư của cơ quan, tổ chức do sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tùy từng trường hợp được tuyển dụng, tiếp nhận, điều động, luân chuyển đến làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị theo yêu cầu nhiệm vụ hoặc hưởng các chế độ, chính sách đối với người nghỉ hưu, thôi việc, tinh giản biên chế theo quy định của Chính phủ.
3. Ngoài các chế độ, chính sách quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, trên cơ sở cân đối ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp ban hành chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động dôi dư của cơ quan, tổ chức do sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn.
Như vậy, khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã cán bộ công chức bị dôi dư:
- Tùy từng trường hợp được tuyển dụng, tiếp nhận, điều động, luân chuyển đến làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thông chính trị theo yêu cầu nhiệm vụ; hoặc
- Hưởng các chế độ, chính sách đối với người nghỉ hưu, thôi việc, tinh giản biên chế theo quy định của Chính phủ.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhân viên khách sạn trộm đồ của khách hàng có bị sa thải không? Mức phạt cho hành vi này là bao nhiêu?
- Bảng xếp hạng đua xe đạp Cúp Truyền hình 2025 25 chặng chi tiết từng ngày? Link xem bảng xếp hạng Cúp Truyền hình 2025?
- Ngày 21 tháng 4 là ngày gì? Ngày 21 tháng 4 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 21 4 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Mẫu hợp đồng mua bán, thuê mua, cho thuê nhà ở xã hội mới nhất theo quy định pháp luật hiện nay?
- Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có tham gia hỗ trợ hòa giải tranh chấp không?