Rút sổ tiết kiệm của người đã mất ở đâu? Có bắt buộc phải rút tại đúng nơi làm sổ tiết kiệm không?
Sổ tiết kiệm là gì? Nội dung nào có trong sổ tiết kiệm?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 48/2018/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về tiền gửi tiết kiệm, khái niệm sổ tiết kiệm được quy định như sau:
Thẻ tiết kiệm
1. Thẻ tiết kiệm hoặc sổ tiết kiệm (sau đây gọi chung là Thẻ tiết kiệm) là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu tiền gửi tiết kiệm của người gửi tiền tại tổ chức tín dụng, được áp dụng đối với trường hợp nhận tiền gửi tiết kiệm tại địa điểm giao dịch hợp pháp thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng.
Nói một cách dễ hiểu, khi thực hiện gửi tiền tiết kiệm tại một ngân hàng nào đó, người gửi sẽ được nhận một cuốn sổ - gọi chung là "Sổ tiết kiệm". Sổ tiết kiệm được dùng để xác nhận việc gửi tiền tại ngân hàng, thông tin về mức lãi suất cũng như số tiền lãi mà người gửi được hưởng.
Nội dung cụ thể của sổ tiết kiệm được đề cập tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 48/2018/TT-NHNN như sau:
Thẻ tiết kiệm
...
2. Nội dung Thẻ tiết kiệm
a) Thẻ tiết kiệm phải có tối thiểu các nội dung sau:
(i) Tên tổ chức tín dụng, con dấu; Họ tên, chữ ký của giao dịch viên và của người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng;
(ii) Họ tên, số và ngày cấp Giấy tờ xác minh thông tin của người gửi tiền hoặc của tất cả người gửi tiền (đối với tiền gửi tiết kiệm chung) và thông tin của người đại diện theo pháp luật của người gửi tiền trong trường hợp gửi tiền gửi tiết kiệm thông qua người đại diện theo pháp luật;
(iii) Số Thẻ tiết kiệm; số tiền; đồng tiền; ngày gửi tiền; ngày đến hạn (đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn); thời hạn gửi tiền; lãi suất; phương thức trả lãi;
(iv) Biện pháp để người gửi tiền, tra cứu khoản tiền gửi tiết kiệm;
(v) Xử lý đối với trường hợp nhàu nát, rách, mất Thẻ tiết kiệm;
b) Ngoài các nội dung quy định tại điểm a khoản này, Thẻ tiết kiệm có thể có các nội dung khác theo quy định của tổ chức tín dụng.
Như vậy, một sổ tiết kiệm cơ bản thì cần phải có tối thiểu 05 nội dung nêu trên.
Rút sổ tiết kiệm của người đã mất ở đâu? Có bắt buộc phải rút tại đúng nơi làm sổ tiết kiệm không?
Có rút sổ tiền kiệm ở chính nhánh khác không?
Hiện nay, việc nhận và chi trả tiền trong sổ tiết kiệm được thực hiện theo hai hình thức: Tại địa điểm giao dịch hoặc Bằng phương tiện điện tử.
Đối với việc rút sổ tiết kiệm tại địa điểm giao dịch, Điều 8 Thông tư 48/2018/TT-NHNN quy định như sau:
Địa điểm nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm
1. Tổ chức tín dụng thực hiện nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm tại địa điểm giao dịch hợp pháp thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng (sau đây gọi là địa điểm giao dịch), trừ trường hợp nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm bằng phương tiện điện tử.
2. Đối với mỗi Thẻ tiết kiệm, tổ chức tín dụng được nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm tại địa điểm giao dịch nơi cấp Thẻ tiết kiệm hoặc các địa điểm giao dịch khác của tổ chức tín dụng. Trường hợp tổ chức tín dụng thực hiện nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm tại nhiều địa điểm giao dịch, tổ chức tín dụng phải đảm bảo việc nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm chính xác, an toàn tài sản cho người gửi tiền và an toàn hoạt động cho tổ chức tín dụng.
Từ quy định trên, có thể thấy, pháp luật cho phép rút tiền sổ tiết kiệm tại nơi làm sổ tiết kiệm và cả các cở sở khác của ngân hàng gửi tiết kiệm.
Tuy nhiên, việc rút sổ tiết kiệm ở chi nhánh khác nơi làm sổ hoặc tại nhiều địa điểm giao dịch thì đòi hỏi phải đảm bảo sự chính xác, an toàn cho cả người nhận tiền và ngân hàng chi trả.
Thủ tục rút sổ tiết kiệm của người đã mất như thế nào?
Căn cứ tại Điều 18 Thông tư 48/2018/TT-NHNN, việc rút sổ tiết kiệm của người đã mất tại địa điểm giao dịch được thực hiện như sau:
- Người rút tiền xuất trình Thẻ tiết kiệm và các hồ sơ có liên quan về việc thừa kế sổ tiết kiệm;
- Ngân hàng sẽ hướng dẫn thủ tục chi trả cụ thể, đảm bảo việc chi trả tiền gửi tiết kiệm chính xác, an toàn tài sản cho người rút tiền và an toàn hoạt động cho tổ chức tín dụng;
- Ngân hàng thực hiện đối chiếu thông tin lưu tại ngân hàng với thông tin của người gửi tiền, thông tin của người thừa kế, thông tin trên Thẻ tiết kiệm,...
- Sau khi hoàn thành các thủ tục theo quy định, ngân hàng sẽ thực hiện việc chi trả đầy đủ gốc, lãi tiền gửi tiết kiệm cho người gửi tiền.
Ngoài ra, nếu không muốn rút sổ tiết kiệm tại địa điểm giao dịch của ngân hàng thì người rút sổ tiết kiệm có thể thực hiện thông qua phương tiện điện tử.
Việc rút sổ tiết kiệm điện tử được quy định tại Điều 19 Thông tư 48/2018/TT-NHNN như sau:
Thực hiện nhận, chi trả tiền gửi tiết kiệm bằng phương tiện điện tử
1. Tổ chức tín dụng hướng dẫn thủ tục nhận, chi trả tiền gửi tiết kiệm bằng phương tiện điện tử thông qua tài khoản thanh toán của người gửi tiền tại tổ chức tín dụng phù hợp với quy định tại Thông tư này, quy định của pháp luật về giao dịch điện tử, về phòng, chống rửa tiền và các quy định của pháp luật có liên quan đảm bảo việc nhận, chi trả tiền gửi tiết kiệm chính xác, an toàn tài sản cho người gửi tiền và an toàn hoạt động cho tổ chức tín dụng.
2. Tổ chức tín dụng phải đảm bảo lưu giữ đầy đủ các thông tin liên quan đến việc nhận, chi trả tiền gửi tiết kiệm bằng phương tiện điện tử để đáp ứng yêu cầu của người gửi tiền trong việc tra soát, kiểm tra và giải quyết tranh chấp.
Như vậy, thủ tục rút sổ tiết kiệm của người đã mất được thực hiện theo trình tự và quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?