Quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật thì có được khiếu nại nữa không? Quy trình xử lý đơn khiếu nại, kiến nghị, phản ánh như thế nào?
- Khái niệm kiến nghị, phản ánh được hiểu như thế nào?
- Khái niệm về Đơn khiếu nại, đơn kiến nghị, phản ánh được hiểu như thế nào?
- Khái niệm về xử lý đơn trong việc tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn khiếu nại, đơn kiến nghị, phản ánh?
- Xử lý đơn khiếu nại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật trong Công an nhân dân?
- Quy trình xử lý đơn kiến nghị, phản ánh trong Công an nhân dân?
Khái niệm kiến nghị, phản ánh được hiểu như thế nào?
Theo quy định tại khoản 7 Điều 4 Thông tư 19/2022/TT-BCA quy định việc tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn khiếu nại, đơn kiến nghị, phản ánh trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành cụ thể như sau:
Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
7. Kiến nghị, phản ánh là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, trình bày ý kiến, nguyện vọng, đề xuất giải pháp với cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền trong Công an nhân dân về những vấn đề liên quan đến việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật, công tác quản lý các lĩnh vực thuộc trách nhiệm của cơ quan, đơn vị Công an.
Khái niệm về Đơn khiếu nại, đơn kiến nghị, phản ánh được hiểu như thế nào?
Đơn khiếu nại, đơn kiến nghị, phản ánh được quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 19/2022/TT-BCA quy định việc tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn khiếu nại, đơn kiến nghị, phản ánh trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành cụ thể như sau:
"Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đơn khiếu nại, đơn kiến nghị, phản ánh là văn bản được trình bày theo quy định của pháp luật, có nội dung khiếu nại, kiến nghị, phản ánh, gửi đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có thẩm quyền giải quyết."
Khái niệm về xử lý đơn trong việc tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn khiếu nại, đơn kiến nghị, phản ánh?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 19/2022/TT-BCA quy định việc tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn khiếu nại, đơn kiến nghị, phản ánh trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành quy định khái niệm về xử lý đơn cụ thể như sau:
"Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
2. Xử lý đơn là việc tiếp nhận, phân loại đơn khiếu nại, đơn kiến nghị, phản ánh chuyển đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật."
Quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật thì có được khiếu nại nữa không? Quy trình xử lý đơn khiếu nại, kiến nghị, phản ánh như thế nào?
Xử lý đơn khiếu nại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật trong Công an nhân dân?
Tại Điều 11 Thông tư 19/2022/TT-BCA quy định việc tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn khiếu nại, đơn kiến nghị, phản ánh trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành quy định về xử lý đơn khiếu nại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật cụ thể như sau:
(1) Việc xử lý đơn khiếu nại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật được thực hiện như sau:
- Phân loại đơn theo quy định tại Điều 6 Thông tư này;
- Không thụ lý, không chuyển các loại đơn khiếu nại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 44 Luật Khiếu nại năm 2011;
- Hướng dẫn người khiếu nại gửi đơn đến cấp có thẩm quyền để giải quyết.
(2) Trường hợp đơn khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật nhưng qua nghiên cứu, xem xét phát hiện việc giải quyết khiếu nại vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại được quy định tại Điều 38 Nghị định số 124/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại (sau đây gọi tắt là Nghị định số 124/2020NĐ-CP ngày 19/10/2020) thì cán bộ xử lý đơn phải báo cáo Thủ trưởng cơ quan, đơn vị cấp mình xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
Quy trình xử lý đơn kiến nghị, phản ánh trong Công an nhân dân?
Tại Điều 12 Thông tư 19/2022/TT-BCA quy định việc tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn khiếu nại, đơn kiến nghị, phản ánh trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành quy định việc xử lý đơn kiến nghị, phản ánh trong Công an nhân dân cụ thể như sau:
Việc xử lý đơn kiến nghị, phản ánh được thực hiện như sau:
- Phân loại đơn theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.
- Đơn có nội dung về công tác biên chế, công tác cán bộ, công tác bảo vệ chính trị nội bộ, công tác chính sách, công tác bảo hiểm trong Công an nhân dân theo quy định tại khoản 8 Điều 4 Thông tư này thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an cấp nào thì chuyển đến Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an cấp đó giải quyết theo thẩm quyền.
- Đơn kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, đơn vị Công an nào thì chuyển đến cơ quan, đơn vị đó xem xét, giải quyết; nếu đã đồng gửi cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giải quyết thì lưu đơn theo quy định tại Điều 16 Thông tư này.
Thông tư 19/2022/TT-BCA có hiệu lực từ ngày 15 tháng 6 năm 2022.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ thủ tục đăng ký giải thể hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ở cấp huyện theo Quyết định 1739 gồm những gì?
- Kịch bản Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ năm 2025 ngắn gọn? Hướng dẫn tổ chức Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ năm 2025?
- Thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ra sao?
- Mẫu điều lệ mẫu của quỹ từ thiện theo Nghị định 136? Điều lệ quỹ từ thiện gồm những nội dung nào?
- Hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi 2025 gồm những gì? Kế toán tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi ra sao?