Người khiếu nại có thể khiếu nại quyết định Tòa án khi đã quá 03 ngày kể từ ngày ra quyết định hay không?
Người khiếu nại có thể khiếu nại quyết định Tòa án khi đã quá 03 ngày kể từ ngày ra quyết định hay không?
Người khiếu nại có thể khiếu nại quyết định Tòa án khi đã quá 03 ngày kể từ ngày ra quyết định hay không, thì theo Điều 31 Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân 2022 (Có hiệu lực 01/02/2023) như sau:
Người có quyền khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị đối với quyết định của Tòa án
1. Người bị đề nghị hoặc người đại diện hợp pháp của họ, cha mẹ hoặc người giám hộ của người bị đề nghị là người chưa thành niên có quyền khiếu nại quyết định của Tòa án quy định tại Điều 30 của Pháp lệnh này.
2. Người đề nghị có quyền kiến nghị quyết định của Tòa án quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 30 của Pháp lệnh này khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật.
3. Người có văn bản đề nghị giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn lại có quyền kiến nghị quyết định của Tòa án quy định tại khoản 4 Điều 30 của Pháp lệnh này khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật.
4. Viện kiểm sát cùng cấp có quyền kháng nghị quyết định của Tòa án quy định tại Điều 30 của Pháp lệnh này khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật.
Và theo Điều 32 Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân 2022 như sau:
Thời hạn khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị quyết định của Tòa án
1. Thời hạn khiếu nại là 05 ngày làm việc kể từ ngày Tòa án công bố quyết định. Trường hợp người có quyền khiếu nại vắng mặt tại phiên họp hoặc trường hợp Tòa án không mở phiên họp và ra quyết định mà Pháp lệnh này quy định được quyền khiếu nại đối với quyết định đó thì thời hạn khiếu nại là 05 ngày làm việc kể từ ngày người có quyền khiếu nại nhận được quyết định của Tòa án.
Trường hợp do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hạn thì thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan đó không tính vào thời hạn khiếu nại.
2. Thời hạn kiến nghị, kháng nghị là 05 ngày làm việc kể từ ngày Tòa án công bố quyết định. Trường hợp Tòa án không mở phiên họp và ra quyết định mà Pháp lệnh này quy định được quyền kiến nghị, kháng nghị đối với quyết định đó thì thời hạn kiến nghị, kháng nghị là 05 ngày làm việc kể từ ngày người có quyền kiến nghị, kháng nghị nhận được quyết định của Tòa án.
Người khiếu nại quyết định xử lý hành chính Toà án là người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc người đại diện hợp pháp của họ, cha mẹ hoặc người giám hộ của người bị đề nghị là người chưa thành niên.
Theo quy định thì hời hạn khiếu nại của người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc người đại diện hợp pháp, cha mẹ hoặc người giám hộ của họ, cha mẹ hoặc người giám hộ của người bị đề nghị là người chưa thành niên là 05 ngày làm việc, kể từ ngày Tòa án công bố quyết định,
Trường hợp người có quyền khiếu nại vắng mặt tại phiên họp hoặc trường hợp Tòa án không mở phiên họp và ra quyết định mà Pháp lệnh này quy định được quyền khiếu nại đối với quyết định đó thì thời hạn khiếu nại là 05 ngày làm việc kể từ ngày người có quyền khiếu nại nhận được quyết định của Tòa án.
Trường hợp do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hạn thì thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan đó không tính vào thời hạn khiếu nại.
Trước đây, căn cứ Điều 30 Pháp lệnh 09/2014/UBTVQH13 (Hết hiệu lực 01/02/2023)quy định về người có quyền khiếu nại quyết định của toàn án như sau:
Người có quyền khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị đối với quyết định của Tòa án
1. Người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc người đại diện hợp pháp của họ, cha mẹ hoặc người giám hộ của người bị đề nghị là người chưa thành niên có quyền khiếu nại quyết định của Tòa án trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
2. Cơ quan đề nghị có quyền kiến nghị, Viện kiểm sát cùng cấp có quyền kháng nghị quyết định của Tòa án trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật.
Căn cứ Điều 31 Pháp lệnh 09/2014/UBTVQH13 quy định về thời thời hạn khiếu nại quyết định Tòa án như sau:
Thời hạn khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị quyết định của Tòa án
1. Thời hạn khiếu nại của người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc người đại diện hợp pháp, cha mẹ hoặc người giám hộ của họ, cha mẹ hoặc người giám hộ của người bị đề nghị là người chưa thành niên là 03 ngày làm việc, kể từ ngày Tòa án công bố quyết định; trường hợp họ vắng mặt tại phiên họp thì thời hạn khiếu nại là 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định của Tòa án.
Trường hợp ốm đau, thiên tai, địch họa hoặc trở ngại khách quan khác mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hạn khiếu nại.
2. Thời hạn kiến nghị của cơ quan đề nghị, kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp là 03 ngày làm việc, kể từ ngày Tòa án công bố quyết định.
Người khiếu nại quyết định xử lý hành chính Toà án là người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc người đại diện hợp pháp của họ, cha mẹ hoặc người giám hộ của người bị đề nghị là người chưa thành niên.
Theo quy định thì hời hạn khiếu nại của người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc người đại diện hợp pháp, cha mẹ hoặc người giám hộ của họ, cha mẹ hoặc người giám hộ của người bị đề nghị là người chưa thành niên là 03 ngày làm việc, kể từ ngày Tòa án công bố quyết định.
Trường hợp người khiếu nại vắng mặt tại phiên họp thì thời hạn khiếu nại là 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định của Tòa án.
Trường hợp ốm đau, thiên tai, địch họa hoặc trở ngại khách quan khác mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hạn khiếu nại.
Như vậy, người khiếu nại nếu do vấn đề ốm đau thì vẫn có thể khiếu nại quyết định Tòa án khi đã quá 03 ngày kể từ ngày ra quyết định xử lý hành chính.
Người khiếu nại có thể khiếu nại quyết định Tòa án khi đã quá 03 ngày kể từ ngày ra quyết định hay không? (Hình từ Internet)
Để thực hiện khiếu nại quyết định Tòa án thì người khiếu nại cần thực hiện những gì?
Để thực hiện khiếu nại quyết định Tòa án thì người khiếu nại cần thực hiện theo Điều 33 Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân 2022 (Có hiệu lực 01/02/2023) như sau:
Thủ tục khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị quyết định của Tòa án
1. Người khiếu nại gửi đơn đến Tòa án đã ra quyết định, trong đó nêu rõ lý do, căn cứ khiếu nại và tài liệu bổ sung (nếu có) để chứng minh cho khiếu nại của mình.
2. Người kiến nghị, Viện kiểm sát cùng cấp kháng nghị gửi văn bản kiến nghị, kháng nghị đến Tòa án đã ra quyết định, trong đó nêu rõ lý do và căn cứ kiến nghị, kháng nghị.
Như vậy, để thực hiện khiếu nại quyết định Tòa án thì người khiếu nại cần gửi đơn đến Tòa án đã ra quyết định, trong đó nêu rõ lý do, căn cứ khiếu nại và tài liệu bổ sung (nếu có) để chứng minh cho khiếu nại của mình.
Trước đây, căn cứ Điều 32 Pháp lệnh 09/2014/UBTVQH13 (Hết hiệu lực 01/02/2023) quy định về thủ tục khiếu nại của Tòa án như sau:
Thủ tục khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị quyết định của Tòa án
1. Người khiếu nại phải gửi đơn đến Tòa án đã xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính, trong đó nêu rõ lý do và căn cứ khiếu nại.
2. Cơ quan đề nghị kiến nghị, Viện kiểm sát cùng cấp kháng nghị bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do và căn cứ kiến nghị, kháng nghị gửi đến Tòa án đã xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
Theo đó, người khiếu nại nếu không đồng ý với quyết định của Tòa án thì phải gửi đơn đến Tòa án đã xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính, trong đó nêu rõ lý do và căn cứ khiếu nại.
Người khiếu nại vắng mặt tại phiên tòa giải quyết khiếu nại thì phiên tòa có thể tiếp tục tiến hành không?
Người khiếu nại vắng mặt tại phiên tòa giải quyết khiếu nại thì phiên tòa có thể tiếp tục tiến hành không, thì theo Điều 34 Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân 2022 (Có hiệu lực 01/02/2023) như sau:
Trường hợp người khiếu nại vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì Tòa án phải hoãn phiên họp; nếu không có lý do chính đáng hoặc có yêu cầu xem xét vắng mặt hoặc vắng mặt lần thứ hai thì Tòa án vẫn tiến hành phiên họp.
Trường hợp một trong những người quy định tại điểm b và điểm c khoản 4 Điều này vắng mặt thì Tòa án phải hoãn phiên họp. Việc hoãn phiên họp được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 20 của Pháp lệnh này.
Trước đây, căn cứ Điều 33 Pháp lệnh 09/2014/UBTVQH13 (Hết hiệu lực 01/02/2023) quy định về thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định Tòa án như sau:
Thủ tục giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị quyết định của Tòa án
1. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại hoặc văn bản kiến nghị, kháng nghị, Tòa án đã xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính phải gửi đơn hoặc văn bản kiến nghị, kháng nghị kèm theo hồ sơ cho Tòa án cấp trên trực tiếp để xem xét, giải quyết; đồng thời, thông báo về việc khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị cho cá nhân, cơ quan có liên quan và Viện kiểm sát cùng cấp.
2. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại hoặc văn bản kiến nghị, kháng nghị kèm theo hồ sơ, Tòa án cấp trên trực tiếp phải thụ lý và phân công Thẩm phán xem xét, giải quyết, đồng thời thông báo cho người khiếu nại, cơ quan kiến nghị và Viện kiểm sát cùng cấp.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải mở phiên họp xem xét, giải quyết. Chậm nhất là 03 ngày làm việc trước khi mở phiên họp, Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản việc mở phiên họp cho những người quy định tại khoản 4 Điều này.
4. Phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị có sự tham gia của người khiếu nại, người đại diện hợp pháp của người khiếu nại và đại diện cơ quan đề nghị, Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp; trường hợp đại diện cơ quan đề nghị, Kiểm sát viên vắng mặt thì phải hoãn phiên họp. Việc hoãn phiên họp được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 19 của Pháp lệnh này.
Người khiếu nại vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì Tòa án phải hoãn phiên họp, nếu không có lý do chính đáng hoặc có đơn xin vắng mặt hoặc vắng mặt lần thứ hai thì Tòa án vẫn tiến hành phiên họp.
Tòa án có thể mời chuyên gia y tế, tâm lý, giáo dục, xã hội học tham gia phiên họp để phát biểu ý kiến về vấn đề chuyên môn có liên quan đến nội dung khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị.
5. Người khiếu nại rút khiếu nại, cơ quan đề nghị rút kiến nghị, Viện kiểm sát rút kháng nghị thì Tòa án đình chỉ việc xem xét khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị; trong trường hợp này, quyết định đã bị khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị có hiệu lực thi hành.
Như vậy, người khiếu nại vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì Tòa án phải hoãn phiên họp, nếu không có lý do chính đáng hoặc có đơn xin vắng mặt hoặc vắng mặt lần thứ hai thì Tòa án vẫn tiến hành phiên họp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế hay đăng ký thuế thông qua cơ chế một cửa?
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?