Quyết định 1388/QĐ-TCT năm 2023 chính thức áp dụng bộ tiêu chí mới phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT?
- Quyết định 1388/QĐ-TCT năm 2023 chính thức áp dụng bộ tiêu chí mới phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT?
- Mục đích chính của quy định về áp dụng quản lý rủi ro trong phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT để xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế?
- Tổng cục Thuế hướng dẫn xác định ngưỡng rủi ro và phân cấp trong việc sử dụng Bộ chỉ số tiêu chí ra sao?
Quyết định 1388/QĐ-TCT năm 2023 chính thức áp dụng bộ tiêu chí mới phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT?
Ngày 18/9/2023, Tổng cục Thuế đã ban hành Quyết định 1388/QĐ-TCT áp dụng quản lý rủi ro trong phân loại hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng và lựa chọn người nộp thuế để xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế.
Việc quản lý rủi ro trong công tác hoàn thuế GTGT sẽ thực hiện áp dụng đối với hồ sơ hoàn thuế dự án đầu tư và hoàn thuế đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Đồng thời kết quả đánh giá, xếp hạng rủi ro đối với NNT có hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT là căn cứ để:
Một là, quyết định kiểm tra trước hoàn thuế sau đối với hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT của NNT được xếp hạng rủi ro cao.
Hai là, xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế đối với hồ sơ hoàn thuế GTGT thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau theo mức độ xếp hạng rủi ro của NNT.
Theo đó, Quyết định 1388/QĐ-TCT năm 2023 tải ban hành Bộ Chỉ số tiêu chí phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT và lựa chọn người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro để xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế bao gồm 03 nhóm, cụ thể:
- Nhóm I: Nhóm Chỉ số tiêu chí phân loại hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế sau;
- Nhóm II: Nhóm Chỉ số tiêu chí phân loại hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT theo phương pháp chấm điểm rủi ro;
- Nhóm III: Chỉ số tiêu chí theo yêu cầu quản lý của cơ quan thuế.
Xem toàn bộ tiêu chí tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định 1388/QĐ-TCT năm 2023 tải
Xem thêm:
>>> Thuế GTGT từ 1 7 2024 sẽ như thế nào? Thuế suất thuế GTGT đến hết năm 2024 sẽ có bao nhiêu mức?
Quyết định 1388/QĐ-TCT năm 2023 chính thức áp dụng bộ tiêu chí mới phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT?
Mục đích chính của quy định về áp dụng quản lý rủi ro trong phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT để xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế?
Căn cứ tại Điều 1 Quyết định 1388/QĐ-TCT năm 2023 có quy định mục đích chính của quy định về áp dụng quản lý rủi ro trong phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT để xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế như sau:
- Là cơ sở giúp cơ quan thuế đánh giá, xếp hạng rủi ro đối với người nộp thuế có hồ sơ đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng.
- Kết quả đánh giá, xếp hạng rủi ro đối với người nộp thuế tại điểm 1 là căn cứ để:
+ Quyết định kiểm tra trước hoàn thuế sau đối với hồ sơ đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng của người nộp thuế được xếp hạng rủi ro cao.
+ Xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế đối với hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau theo mức độ xếp hạng rủi ro của người nộp thuế.
- Chuẩn hóa nội dung và các bước công việc, tạo sự thống nhất trong công tác lựa chọn người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro để phân loại hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng và xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế.
- Góp phần đẩy mạnh cải cách, hiện đại hóa công tác lựa chọn người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro, kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật thuế và nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế.
Tổng cục Thuế hướng dẫn xác định ngưỡng rủi ro và phân cấp trong việc sử dụng Bộ chỉ số tiêu chí ra sao?
Tại Công văn 4654/TCT-QLRR năm 2023, Tổng cục Thuế hướng dẫn xác định ngưỡng rủi ro và phân cấp trong việc sử dụng Bộ chỉ số tiêu chí như sau:
Về việc xác định ngưỡng rủi ro:
- Phương pháp phân tích đánh giá mức độ rủi ro của từng chỉ số tiêu chí được tính toán chủ yếu theo các hàm xác xuất thống kê, ứng dụng tự động tính toán đưa ra mức điểm từ 1 điểm đến 10 điểm.
- Phương pháp phân ngưỡng rủi ro cao đối với từng hồ sơ đề nghị hoàn dựa trên tổng điểm rủi ro và lựa chọn theo một trong hai phương pháp sau:
+ Phương pháp số tuyệt đối: số hồ sơ đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng rủi ro cao được xác định theo tổng điểm rủi ro (ứng dụng có thể cho phép phân ngưỡng theo nhóm cơ quan thuế hoặc theo từng Cục Thuế).
+ Phương pháp số tương đối: số lượng hồ sơ đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng có dấu hiệu rủi ro cao xác định theo tỷ lệ % tính trên số lượng hồ sơ đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng trong vòng 12 tháng (hoặc 24 tháng) của cơ quan thuế.
Bên cạnh đó, theo thông tin Cổng TTĐT Tổng cục Thuế, tại hội nghị tập huấn hướng dẫn triển khai áp dụng quản lý rủi ro trong phân loại hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng, Tổng cục Thuế cho biết kể từ ngày 25/10/2023, QLRR phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT sẽ được triển khai áp dụng trên toàn quốc. Việc xác định ngưỡng rủi ro của đề nghị hoàn thuế được thực hiện theo nguyên tắc: 15% rủi ro cao; 30% rủi ro thấp và còn lại là rủi ro trung bình (55%).
Về phân cấp trong việc sử dụng Bộ chỉ số tiêu chí:
Tổng cục Thuế sử dụng chỉ số tiêu chí Nhóm II và có thể lựa chọn thêm chỉ số tiêu chí Nhóm III (nếu cần) để thực hiện phân tích, đánh giá rủi ro, phân loại hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng và lựa chọn doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro để xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra sau hoàn thuế giá trị gia tăng. Bộ chi số tiêu chí do Tổng cục Thuế sử dụng được áp dụng toàn quốc.
- Cục Thuế có thể lựa chọn, xây dựng thêm Bộ chỉ số tiêu chí. Trên cơ sở các chỉ số tiêu chí Nhóm II và Nhóm III ban hành theo Quyết định 1388/QĐ- TCT ngày 18/9/2023 để thực hiện phân tích, đánh giá rủi ro, phân loại hồ sơ hoàn thuế áp dụng tại địa phương cho phù hợp với đặc điểm doanh nghiệp và phù hợp với công tác quản lý. Trường hợp Cục Thuế lựa chọn xây dựng thêm Bộ chỉ số tiêu chí mới thì Cục Thuế có văn bản báo cáo gửi Tổng cục Thuế (qua Ban Quản lý rủi ro) để xem xét, quyết định thực hiện.
Ứng dụng quản lý rủi ro phân hệ hoàn thuế hỗ trợ Tổng cục Thuế, Cục Thuế được thử nghiệm xây dựng Bộ chỉ số tiêu chí.
Đối với chỉ số tiêu chí nhóm III, Tổng cục Thuế sẽ xây dựng ứng dụng và bắt đầu triển khai từ 01/01/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 5+ mẫu thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 online đẹp, chuyên nghiệp? Tạo thiệp thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 thế nào?
- Toàn bộ Công văn 7619-CV/BTCTW hướng dẫn khung Quy chế làm việc mẫu của cấp ủy cơ sở? Tải Công văn 7619?
- Ngày đẹp bao sái bàn thờ năm 2025? Bao sái bàn thờ năm 2025 ngày nào? Nghỉ tết 2025 người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày nghỉ hưởng nguyên lương?
- Mẫu Quyết định khen thưởng nhân viên xuất sắc dịp Tết cuối năm? Tải về Mẫu Quyết định khen thưởng?
- Từ năm 2025, rời khỏi hiện trường sau khi gây tai nạn giao thông, người lái xe máy sẽ bị phạt bao nhiêu?