Quyết định 1206/BXD về quy chế bảo vệ bí mật Nhà nước của Bộ Xây dựng từ ngày 18/12/2024 như thế nào?
Quyết định 1206/BXD về quy chế bảo vệ bí mật Nhà nước của Bộ Xây dựng từ ngày 18/12/2024 như thế nào?
Ngày 18/12/2024, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định 1206/QĐ-BXD năm 2024 quy định về Quy chế bảo vệ bí mật Nhà nước.
Quy chế bảo vệ bí mật Nhà nước của Bộ Xây dựng quy định về xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước; sao, chụp, thống kê, lưu giữ, bảo quản, vận chuyển, giao, nhận, mang ra khỏi nơi lưu giữ tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước; bảo vệ bí mật nhà nước trong sử dụng máy vi tính, thiết bị nhớ ngoài, phương tiện điện tử có tính năng lưu giữ tài liệu, thông tin bí mật nhà nước; cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước; tổ chức hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước; điều chỉnh độ mật, giải mật, tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước; phân công cán bộ làm công tác bảo vệ bí mật nhà nước; chế độ thông tin, báo cáo về bảo vệ bí mật nhà nước; trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị và cá nhân trong tổ chức thực hiện công tác bảo vệ bí mật nhà nước.
Quy chế bảo vệ bí mật Nhà nước của Bộ Xây dựng áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (sau đây gọi là người có liên quan đến bí mật nhà nước); cơ quan, đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ (sau đây gọi chung là các cơ quan, đơn vị) và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Quyết định 1206/BXD về quy chế bảo vệ bí mật Nhà nước của Bộ Xây dựng từ ngày 18/12/2024 như thế nào? (Hình từ Internet)
Lập, sửa đổi, bổ sung danh mục bí mật nhà nước ra sao?
Căn cứ theo Điều 4 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1206/QĐ-BXD năm 2024 quy định lập, sửa đổi, bổ sung danh mục bí mật nhà nước như sau:
- Định kỳ quý IV hàng năm, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm rà soát danh mục bí mật nhà nước thuộc phạm vi đơn vị mình quản lý; gửi đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới danh mục bí mật nhà nước bằng văn bản về Văn phòng Bộ.
- Văn phòng Bộ có trách nhiệm tổng hợp đề xuất của các cơ quan, đơn vị và lập danh mục bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ, trình Bộ trưởng vào Quý 1 năm tiếp theo để xem xét, cho ý kiến trước khi gửi xin ý kiến các bộ, ngành có liên quan (nếu có); tổng hợp ý kiến, tiếp thu hoàn chỉnh dự thảo danh mục sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới báo cáo Bộ trưởng xem xét, quyết định.
- Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày có ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng, Văn phòng Bộ phối hợp với các đơn vị hoàn thiện hồ sơ dự thảo danh mục bí mật nhà nước sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới gửi Bộ Công an thẩm định.
- Sau khi có văn bản thẩm định của Bộ Công an, Văn phòng Bộ tiếp thu, hoàn chỉnh hồ sơ dự thảo danh mục bí mật nhà nước, báo cáo Bộ trưởng ký trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Hướng dẫn vận chuyển, giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước thế nào?
Căn cứ theo Điều 8 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1206/QĐ-BXD năm 2024 quy định vận chuyển, giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước như sau:
(1) Việc vận chuyển, giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước do người làm công tác liên quan trực tiếp đến bí mật nhà nước, người làm công tác giao liên hoặc văn thư cơ quan, đơn vị thực hiện.
(2) Cán bộ làm công tác liên quan trực tiếp đến bí mật nhà nước chỉ vận chuyển, giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước khi được người đứng đầu cơ quan, đơn vị chỉ đạo.
(3) Vận chuyển, giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải thực hiện theo nguyên tắc giữ kín, niêm phong. Trong quá trình vận chuyển tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải có biện pháp bảo quản, bảo đảm an toàn; trường hợp cần thiết phải có lực lượng bảo vệ.
(4) Vận chuyển tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước qua dịch vụ bưu chính được thực hiện theo quy định của pháp luật về bưu chính.
(5) Nơi gửi và nơi nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải kiểm tra, đối chiếu để kịp thời phát hiện sai sót và có biện pháp xử lý; việc giao, nhận phải được ghi đầy đủ vào số theo dõi riêng, người nhận phải ký nhận.
(6) Việc giao tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được thực hiện như sau:
- Trước khi giao tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải đăng ký vào “Sổ đăng ký bí mật nhà nước đi”. Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ “Tuyệt mật” chỉ ghi trích yếu khi người có thẩm quyền xác định bí mật nhà nước đồng ý;
- Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải làm bì hoặc đóng gói riêng. Giấy làm bì phải dùng loại giấy dai, bền, khó thấm nước, không nhìn thấu qua được; hồ dán phải dính, khó bóc;
Trường hợp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ “Tuyệt mật” phải được bảo vệ bằng hai lớp phong bì: Bì trong ghi số, ký hiệu của tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước, tên người nhận, đóng dấu “Tuyệt mật” và được niêm phong bằng dấu của cơ quan, đơn vị ở ngoài bì; trường hợp gửi đích danh người có trách nhiệm giải quyết thì đóng dấu “Chỉ người có tên mới được bóc bì”. Bì ngoài ghi như gửi tài liệu thường và đóng dấu ký hiệu chữ “A”;
Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ “Tối mật” và “Mật” được bảo vệ bằng một lớp bì, ngoài bì đóng dấu chữ “B” và chữ “C” tương ứng với độ mật của tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước bên trong;
- Việc giao tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải được quản lý bằng “Sổ chuyển giao bí mật nhà nước”.
(7) Việc nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được thực hiện như sau:
- Sau khi nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải đăng ký vào “Sổ đăng ký bí mật nhà nước đến”;
- Trường hợp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước mà phong bì có dấu “Chỉ người có tên mới được bóc bì”, người nhận vào sổ theo ký hiệu ngoài bì, không được mở bì và phải chuyển ngay đến người có tên trên phong bì. Nếu người có tên trên phong bì đi vắng và trên phong bì có thêm dấu “Hỏa tốc” thì chuyển đến lãnh đạo cơ quan, đơn vị hoặc người được lãnh đạo cơ quan, đơn vị ủy quyền giải quyết;
- Trường hợp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được gửi đến mà không thực hiện đúng quy định bảo vệ bí mật nhà nước thì chuyển đến lãnh đạo cơ quan, đơn vị nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước hoặc người có tên trên phong bì (đối với trường hợp gửi đích danh) giải quyết, đồng thời phải thông báo cho nơi gửi biết để có biện pháp khắc phục. Nếu phát hiện tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước gửi đến có dấu hiệu bóc, mở bì hoặc bị tráo đổi, mất, hư hỏng thì người nhận phải báo cáo ngay người đứng đầu cơ quan, đơn vị để có biện pháp xử lý.
(8) Nơi gửi và nơi nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải đối chiếu về số lượng, kiểm tra việc đóng bì, đóng gói tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước. Trường hợp phát hiện thiếu số lượng, sai sót trong đóng bì, đóng gói thì nơi nhận yêu cầu nơi gửi bổ sung, xử lý trước khi vào sổ theo dõi và ký nhận.
(9) Trường hợp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước có đóng dấu “Tài liệu thu hồi”, cơ quan, đơn vị hoặc cá nhân đã nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải gửi lại đúng thời hạn ghi trên văn bản.
(10) Việc chuyển, nhận văn bản điện tử có nội dung bí mật nhà nước trên mạng Internet, mạng máy tính và mạng viễn thông được thực hiện theo quy định pháp luật về cơ yếu.
(11) Việc vận chuyển, giao nhận sản phẩm mật mã thực hiện theo quy định pháp luật về cơ yếu.
(12) Trường hợp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước đăng ký bằng cơ sở dữ liệu quản lý trên máy tính thì khi chuyển giao phải in ra giấy để ký nhận và đóng sổ để quản lý. Máy tính dùng để đăng ký tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước không được nối mạng Internet, mạng máy tính và mạng viễn thông, trừ trường hợp thực hiện theo quy định pháp luật về cơ yếu.
(13) Mẫu dấu ký hiệu độ mật, mẫu dấu tài liệu thu hồi, mẫu dấu chỉ người có tên mới được bóc bì; mẫu dấu quản lý số lượng tài liệu bí mật nhà nước, mẫu sổ đăng ký bí mật nhà nước đi, mẫu sổ đăng ký bí mật nhà nước đến, mẫu sổ chuyển giao bí mật nhà nước thực hiện theo quy định tại Thông tư 24/2020/TT-BCA ban hành biểu mẫu sử dụng trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước.
Xem thêm: Lập, sửa đổi, bổ sung danh mục bí mật nhà nước của Bộ Xây dựng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá trị của tài liệu, số liệu kế toán được quy định ra sao? Nhiệm vụ kế toán là thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán như thế nào?
- Thời gian kiểm tra kế toán vượt quá 10 ngày không? Việc kiểm tra kế toán được thực hiện khi nào?
- Mẫu Kế hoạch giám sát chuyên đề đối với đảng viên của chi bộ? Giám sát chuyên đề có phải thực hiện thẩm tra, xác minh?
- Mẫu bản tự bảo vệ trong giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại? Tải về mẫu bản tự bảo vệ?
- Kịch bản MC sơ kết học kì 1 năm học 2024 2025 các cấp hay nhất? Khung kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 thế nào?