Quy trình chỉ định nhân sự từ nguồn tại chỗ đối với các đảng bộ cấp tỉnh sau khi hợp nhất, sáp nhập theo Chỉ thị 45 mới nhất 2025?
- Quy trình chỉ định nhân sự từ nguồn tại chỗ đối với các đảng bộ cấp tỉnh sau khi hợp nhất, sáp nhập theo Chỉ thị 45 mới nhất 2025?
- Nội dung đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng theo Chỉ thị 45?
- Tên gọi và cách tính nhiệm kỳ đại hội đảng bộ xác định như thế nào?
Quy trình chỉ định nhân sự từ nguồn tại chỗ đối với các đảng bộ cấp tỉnh sau khi hợp nhất, sáp nhập theo Chỉ thị 45 mới nhất 2025?
Theo đó, tại Mục II Phần A Phụ lục 4 ban hành kèm Chỉ thị 45-CT/TW năm 2025 Tải về quy định về quy trình chỉ định nhân sự từ nguồn tại chỗ đối với các đảng bộ cấp tỉnh sau khi hợp nhất, sáp nhập như sau:
Bước 1: Xây dựng và thông qua đề án nhân sự cấp uỷ khoá mới
Căn cứ tiêu chuẩn, điều kiện, cơ cấu, số lượng nêu tại Chỉ thị của Bộ Chính trị, yêu cầu nhiệm vụ chính trị của đảng bộ sáp nhập nhiệm kỳ 2025 - 2030 và tình hình đội ngũ cán bộ; ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ (sau khi hợp nhất, sáp nhập) chỉ đạo xây dựng đề án nhân sự ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư, uỷ ban kiểm tra cấp uỷ nhiệm kỳ 2025 - 2030 báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, thông qua trước khi trình ban chấp hành đảng bộ tỉnh, thành phố thảo luận, biểu quyết thông qua theo quy định.
Bước 2: Hội nghị ban thường vụ cấp uỷ
Căn cứ đề án nhân sự cấp uỷ khoá mới được cấp có thẩm quyền thông qua và danh sách nguồn nhân sự; ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ trực thuộc Trung ương thảo luận, thông qua danh sách nhân sự đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định và tiến hành ghi phiếu giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín.
Nguyên tắc giới thiệu, lựa chọn: Nhân sự được giới thiệu, lựa chọn phải đạt tỉ lệ phiếu đồng ý trên 50% tổng số đại biểu được triệu tập. Kết quả kiểm phiếu được công bố tại hội nghị.
Bước 3: Hội nghị ban chấp hành đảng bộ
Trên cơ sở kết quả giới thiệu nhân sự ở bước 2, ban chấp hành đảng bộ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thảo luận và biểu quyết giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín.
Nguyên tắc giới thiệu, lựa chọn: Nhân sự được giới thiệu, lựa chọn phải đạt tỉ lệ phiếu đồng ý trên 50% tổng số đại biểu được triệu tập. Kết quả kiểm phiếu được công bố tại hội nghị.
*Lưu ý: Đối với đảng bộ các xã, phường, đặc khu thành lập mới, thì ban thường vụ các tỉnh uỷ, thành uỷ căn cứ tiêu chuẩn, điều kiện, cơ cấu, số lượng, quy trình theo quy định và tình hình thực tiễn đội ngũ cán bộ để cụ thể hoá, thực hiện việc chỉ định ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư nhiệm kỳ 2025 - 2030 theo thẩm quyền.
*Trên đây là "Quy trình chỉ định nhân sự từ nguồn tại chỗ đối với các đảng bộ cấp tỉnh sau khi hợp nhất, sáp nhập theo Chỉ thị 45 mới nhất 2025?"
Quy trình chỉ định nhân sự từ nguồn tại chỗ đối với các đảng bộ cấp tỉnh sau khi hợp nhất, sáp nhập theo Chỉ thị 45 mới nhất 2025? (Hình từ Internet)
Nội dung đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng theo Chỉ thị 45?
Căn cứ tại tiểu mục 1 Mục II Chỉ thị 45-CT/TW năm 2025 có quy định về nội dung đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Theo đó, đại hội đảng bộ các cấp thực hiện 4 nội dung sau:
(1) Tổng kết thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ nhiệm kỳ 2020-2025 và xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của nhiệm kỳ 2025-2030.
(2) Thảo luận, đóng góp ý kiến vào dự thảo các văn kiện Đại hội XIV của Đảng và văn kiện đại hội đảng bộ cấp trên trực tiếp.
(3) Bầu Ban chấp hành đảng bộ nhiệm kỳ 2025-2030.
(4) Bầu đoàn đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên.
- Những nơi thực sự có khó khăn về công tác chuẩn bị nhân sự, được cấp ủy có thẩm quyền đồng ý, thì đại hội với 3 nội dung, chưa tiến hành bầu cấp ủy khóa mới.
- Những đảng bộ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hợp nhất, sáp nhập; đảng bộ 0.xã, phường, đặc khu trực thuộc cấp tỉnh (gồm cả các xã không sáp nhập, các xã thuộc diện hợp nhất, sáp nhập đã tổ chức đại hội), đảng bộ (chi bộ) hợp nhất, sáp nhập, thành lập mới theo chủ trương, nghị quyết, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị, thì đại hội với 2 nội dung (tổng kết việc thực hiện nghị quyết đại hội nhiệm kỳ 2020-2025 trên cơ sở nội dung nghị quyết đại hội của các đảng bộ, chi bộ trước khi hợp nhất, sáp nhập;
Xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nhiệm kỳ 2025 - 2030 và thảo luận, đóng góp ý kiến vào dự thảo văn kiện Đại hội XIV của Đảng, dự thảo văn kiện đại hội cấp trên trực tiếp), không bầu cấp ủy khoá mới và đoàn đại biểu dự đại hội cấp trên.
- Ban thường vụ cấp ủy cấp trên trực tiếp chỉ định ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư, ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra cấp ủy nhiệm kỳ khoá mới và phân bổ số lượng, chỉ định đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên.
- Đối với các đảng bộ cấp xã không hợp nhất, sáp nhập nếu đã tổ chức đại hội nhiệm kỳ 2025 - 2030, thì:
+ Tổ chức hội nghị ban chấp hành để thảo luận các dự thảo văn kiện đại hội đảng bộ cấp trên trực tiếp theo quy định.
+ Căn cứ tiêu chuẩn, điều kiện, cơ cấu, số lượng theo Chỉ thị của Bộ Chính trị, ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy tiếp tục chỉ đạo rà soát, kiện toàn nhân sự cấp ủy nhiệm kỳ 2025-2030 và nhân sự đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên, bảo đảm theo đúng quy định.
Tên gọi và cách tính nhiệm kỳ đại hội đảng bộ xác định như thế nào?
Căn cứ theo Mục 12 Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021 quy định về tên gọi và cách tính nhiệm kỳ đại hội đảng bộ như sau:
(1) Đối với đại hội đảng bộ, chi bộ tiến hành theo nhiệm kỳ, thực hiện đầy đủ các nội dung mà Điều lệ Đảng quy định thì nhiệm kỳ được tính theo thời điểm tiến hành đại hội. Số thứ tự đại hội tiếp nối theo thứ tự các nhiệm kỳ trước.
(2) Những đảng bộ, chi bộ do chia tách, sáp nhập thì cách tính số thứ tự nhiệm kỳ đại hội là: số thứ tự đại hội qua các thời kỳ lịch sử (kể cả thời gian chia tách, sáp nhập) cộng thêm nhiệm kỳ hiện tại; đảng bộ, chi bộ được thành lập mới thì tính theo nhiệm kỳ mới.
- Một đảng bộ, chi bộ được tách làm hai thì hai đảng bộ, chi bộ mới được tính nhiệm kỳ liên tiếp như nhau.
- Một đảng bộ, chi bộ được thành lập mới, hoặc được thành lập từ nhiều đơn vị khác nhau thì tính nhiệm kỳ đầu tiên.
- Trường hợp đặc biệt cần phải tính khác thì báo cáo Ban Bí thư xem xét, quyết định.
(3) Nhiệm kỳ của đảng bộ bộ phận như nhiệm kỳ của đảng bộ cơ sở; số lượng cấp ủy viên của đảng ủy bộ phận không quá 7 cấp ủy viên.
Như vậy, tên gọi và cách tính nhiệm kỳ đại hội đảng bộ được xác định theo như quy định trên.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 5 Quy định về quản lý công chức đối với tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm những gì?
- Có bao nhiêu hình thức công khai thông tin? 15 Thông tin phải được công khai rộng rãi hiện nay bao gồm những thông tin nào?
- Vốn đầu tư công là vốn từ nguồn thu hợp pháp nào? Định mức phân bổ vốn đầu tư công có cần được công khai không?
- Toàn bộ vốn và tài sản của doanh nghiệp tư nhân phải ghi ở đâu? Chủ doanh nghiệp tư nhân quản lý doanh nghiệp như thế nào?
- Trường hợp bị xử lý kỷ luật đối với người cai nghiện ma túy năm 2025? Nguyên tắc xử lý kỷ luật đối với người cai nghiện ma túy?