Quy định nâng bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân mới từ 2025? Nâng bậc Thẩm phán Tòa án lên bậc 2, bậc 3 thế nào?
Quy định nâng bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân mới từ 2025? Nâng bậc Thẩm phán Tòa án lên bậc 2, bậc 3 thế nào?
Tại Điều 5, Điều 6 Nghị quyết 67/2025/UBTVQH15 năm 2025 quy định việc nâng bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân như sau:
(1) Việc nâng bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 1 lên Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 2
- Người được bổ nhiệm chức vụ Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện hoặc Chánh án Tòa án quân sự khu vực được xét nâng bậc lên Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 2 theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị quyết 67/2025/UBTVQH15 năm 2025.
- Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 1 được xét nâng bậc lên Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 2 nếu trong 05 năm công tác liền kề trước năm xét nâng bậc bảo đảm chất lượng xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc theo quy định của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và được đánh giá, xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, trong đó có ít nhất 01 năm được đánh giá, xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
- Trường hợp quy định trên mà số lượng người đủ điều kiện xét nâng bậc nhiều hơn số lượng, cơ cấu tỷ lệ các bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân được giao thì việc xét nâng bậc thực hiện theo thứ tự sau đây:
+ Người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Phó Chánh án Tòa án quân sự khu vực;
+ Người có thành tích khen thưởng cao hơn trong hoạt động công vụ; trường hợp bằng nhau thì xét người có nhiều thành tích khen thưởng hơn trong thời gian giữ bậc 1;
+ Người có thành tích thi đua cao hơn trong hoạt động công vụ; trường hợp bằng nhau thì xét người có nhiều thành tích thi đua hơn trong thời gian giữ bậc 1;
+ Thẩm phán Tòa án nhân dân là nữ;
+ Thẩm phán Tòa án nhân dân là người dân tộc thiểu số;
+ Thẩm phán Tòa án nhân dân nhiều tuổi hơn (tính theo ngày, tháng, năm sinh);
+ Thẩm phán Tòa án nhân dân có thời gian công tác nhiều hơn.
Trường hợp vẫn không xác định được người được xét nâng bậc thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định.
(2) Việc nâng bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 2 lên Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 3
- Người được bổ nhiệm chức vụ Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt, Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương quy định tại khoản 4 Điều 4, Vụ trưởng và tương đương của Tòa án nhân dân tối cao quy định tại khoản 6 Điều 4 Nghị quyết 67/2025/UBTVQH15 được xét nâng bậc lên Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 3.
- Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 2 được xét nâng bậc lên Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 3 nếu trong 05 năm công tác liền kề trước năm xét nâng bậc, bảo đảm chất lượng xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc theo quy định của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và được đánh giá, xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, trong đó có ít nhất 01 năm được đánh giá, xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
- Trường hợp quy định trên mà số lượng người có đủ điều kiện xét nâng bậc nhiều hơn số lượng, cơ cấu tỷ lệ các bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân được giao thì việc xét nâng bậc thực hiện theo thứ tự sau đây:
+ Người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Phó Chánh án Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt, Phó Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương;
+ Người có thành tích khen thưởng cao hơn trong hoạt động công vụ; trường hợp bằng nhau thì xét người có nhiều thành tích khen thưởng hơn trong thời gian giữ bậc 2;
+ Người có thành tích thi đua cao hơn trong hoạt động công vụ; trường hợp bằng nhau thì xét người có nhiều thành tích thi đua hơn trong thời gian giữ bậc 2;
+ Thẩm phán Tòa án nhân dân là nữ;
+ Thẩm phán Tòa án nhân dân là người dân tộc thiểu số;
+ Thẩm phán Tòa án nhân dân nhiều tuổi hơn (tính theo ngày, tháng, năm sinh);
+ Thẩm phán Tòa án nhân dân có thời gian công tác nhiều hơn.
Trường hợp vẫn không xác định được người được xét nâng bậc thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định.
Quy định nâng bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân mới từ 2025? Nâng bậc Thẩm phán Tòa án lên bậc 2, bậc 3 thế nào? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc, thẩm quyền nâng bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân?
Tại Điều 7 Nghị quyết 67/2025/UBTVQH15 năm 2025 quy định nguyên tắc nâng bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân và thẩm quyền quyết định nâng bậc, xếp bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân như sau:
- Nguyên tắc nâng bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân:
+ Việc nâng bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân được thực hiện thông qua việc xét nâng bậc; bảo đảm điều kiện của từng bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân; căn cứ vào vị trí việc làm, số lượng, cơ cấu tỷ lệ các bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân tại mỗi cấp Tòa án được giao và các quy định khác tại Nghị quyết này;
+ Bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật;
+ Chỉ thực hiện xét nâng bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân lên bậc cao hơn liền kề với bậc đang giữ;
+ Không thực hiện xét nâng bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân đối với trường hợp đang trong thời hạn xử lý kỷ luật hoặc đang trong thời gian bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử hoặc đang trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
- Thẩm quyền quyết định nâng bậc, xếp bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân:
+ Căn cứ số lượng của từng bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân được giao; điều kiện của từng bậc, việc nâng bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân và các quy định khác của Nghị quyết này, người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền theo phân cấp quản lý đề nghị xét nâng bậc, xếp bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân;
+ Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định nâng bậc, xếp bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân.
Số lượng, cơ cấu tỷ lệ các bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp?
Theo khoản 1 Điều 8 Nghị quyết 67/2025/UBTVQH15 năm 2025 quy định tổng số Thẩm phán Tòa án nhân dân của Tòa án nhân dân các cấp là 7.004 người.
Số lượng, cơ cấu tỷ lệ các bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân của các Tòa án nhân dân như sau:
- Tòa án nhân dân tối cao có Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 1, Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 2, Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 3.
Số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân công tác tại Tòa án nhân dân tối cao là 50 người, trong đó tỷ lệ Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 3 không quá 40%, Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 2 không quá 30%, còn lại là Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 1;
- Tòa án nhân dân cấp cao có Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 3, số lượng là 170 người;
- Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt có Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 2, Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 3.
Số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân của Tòa án nhân dân cấp tỉnh là 1.235 người, trong đó tỷ lệ Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 3 không quá 30%, còn lại là Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 2;
- Tòa án nhân dân cấp huyện có Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 1 và Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 2.
Số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân của Tòa án nhân dân cấp huyện là 5.549 người, trong đó tỷ lệ Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 2 không quá 30%, còn lại là Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 1.






Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải thực hiện đăng ký người phụ thuộc lại khi người lao động chuyển sang chỗ làm mới hay không? Ai là người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh?
- Mẫu Giấy chứng nhận khu công nghiệp sinh thái? Điều kiện đề xuất đầu tư mới khu công nghiệp sinh thái được quy định như thế nào?
- Lịch phát sóng VTV1 ngày 17 4 2025? Chi tiết lịch phát sóng kênh VTV1 ngày 17 4 2025 như thế nào?
- Tử vi 12 cung hoàng đạo 17 4 2025? Tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay 17 4 2025? 12 cung hoàng đạo ngày 17 4 2025 thế nào?
- Tổ chức cơ sở Đảng được hiểu như thế nào? Được thành lập ra sao? 5 nhiệm vụ của tổ chức cơ sở Đảng gồm những nội dung gì?