Nghị quyết 67/2025/UBTVQH15 về các bậc và nâng bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân mới như thế nào?

Nghị quyết 67/2025/UBTVQH15 về các bậc và nâng bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân mới như thế nào?

Nghị quyết 67/2025/UBTVQH15 về các bậc và nâng bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân mới như thế nào?

Vừa qua, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã có Nghị quyết 67/2025/UBTVQH15 quy định về bậc, điều kiện của từng bậc, việc nâng bậc và số lượng, cơ cấu tỷ lệ các bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân.

Cụ thể, Nghị quyết 67/2025/UBTVQH15 về các bậc và nâng bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân như sau:

(1) Các bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân:

- Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 1;

- Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 2;

- Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 3.

(2) Nguyên tắc, thẩm quyền nâng bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân

- Nguyên tắc:

+ Việc nâng bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân được thực hiện thông qua việc xét nâng bậc; bảo đảm điều kiện của từng bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân; căn cứ vào vị trí việc làm, số lượng, cơ cấu tỷ lệ các bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân tại mỗi cấp Tòa án được giao và các quy định khác tại Nghị quyết này;

+ Bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật;

+ Chỉ thực hiện xét nâng bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân lên bậc cao hơn liền kề với bậc đang giữ;

+ Không thực hiện xét nâng bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân đối với trường hợp đang trong thời hạn xử lý kỷ luật hoặc đang trong thời gian bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử hoặc đang trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

- Thẩm quyền quyết định nâng bậc, xếp bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân

+ Căn cứ số lượng của từng bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân được giao; điều kiện của từng bậc, việc nâng bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân và các quy định khác của Nghị quyết này, người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền theo phân cấp quản lý đề nghị xét nâng bậc, xếp bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân;

+ Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định nâng bậc, xếp bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân.

>> Xem toàn bộ Nghị quyết 67/2025/UBTVQH15 tại đây: tải

Nghị quyết 67/2025/UBTVQH15 về các bậc và nâng bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân mới như thế nào?

Nghị quyết 67/2025/UBTVQH15 về các bậc và nâng bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân mới như thế nào? (Hình từ Internet)

Việc nâng bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân được quy định thế nào?

Tại Điều 5, Điều 6 Nghị quyết 67/2025/UBTVQH15 năm 2025 quy định việc nâng bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân như sau:

(1) Việc nâng bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 1 lên Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 2

- Người được bổ nhiệm chức vụ Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện hoặc Chánh án Tòa án quân sự khu vực được xét nâng bậc lên Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 2 theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị quyết 67/2025/UBTVQH15 năm 2025.

- Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 1 được xét nâng bậc lên Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 2 nếu trong 05 năm công tác liền kề trước năm xét nâng bậc bảo đảm chất lượng xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc theo quy định của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và được đánh giá, xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, trong đó có ít nhất 01 năm được đánh giá, xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

- Trường hợp quy định trên mà số lượng người đủ điều kiện xét nâng bậc nhiều hơn số lượng, cơ cấu tỷ lệ các bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân được giao thì việc xét nâng bậc thực hiện theo thứ tự sau đây:

+ Người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Phó Chánh án Tòa án quân sự khu vực;

+ Người có thành tích khen thưởng cao hơn trong hoạt động công vụ; trường hợp bằng nhau thì xét người có nhiều thành tích khen thưởng hơn trong thời gian giữ bậc 1;

+ Người có thành tích thi đua cao hơn trong hoạt động công vụ; trường hợp bằng nhau thì xét người có nhiều thành tích thi đua hơn trong thời gian giữ bậc 1;

+ Thẩm phán Tòa án nhân dân là nữ;

+ Thẩm phán Tòa án nhân dân là người dân tộc thiểu số;

+ Thẩm phán Tòa án nhân dân nhiều tuổi hơn (tính theo ngày, tháng, năm sinh);

+ Thẩm phán Tòa án nhân dân có thời gian công tác nhiều hơn.

Trường hợp vẫn không xác định được người được xét nâng bậc thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định.

(2) Việc nâng bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 2 lên Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 3

- Người được bổ nhiệm chức vụ Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt, Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương quy định tại khoản 4 Điều 4, Vụ trưởng và tương đương của Tòa án nhân dân tối cao quy định tại khoản 6 Điều 4 Nghị quyết 67/2025/UBTVQH15 được xét nâng bậc lên Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 3.

- Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 2 được xét nâng bậc lên Thẩm phán Tòa án nhân dân bậc 3 nếu trong 05 năm công tác liền kề trước năm xét nâng bậc, bảo đảm chất lượng xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc theo quy định của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và được đánh giá, xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, trong đó có ít nhất 01 năm được đánh giá, xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

- Trường hợp quy định trên mà số lượng người có đủ điều kiện xét nâng bậc nhiều hơn số lượng, cơ cấu tỷ lệ các bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân được giao thì việc xét nâng bậc thực hiện theo thứ tự sau đây:

+ Người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Phó Chánh án Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt, Phó Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương;

+ Người có thành tích khen thưởng cao hơn trong hoạt động công vụ; trường hợp bằng nhau thì xét người có nhiều thành tích khen thưởng hơn trong thời gian giữ bậc 2;

+ Người có thành tích thi đua cao hơn trong hoạt động công vụ; trường hợp bằng nhau thì xét người có nhiều thành tích thi đua hơn trong thời gian giữ bậc 2;

+ Thẩm phán Tòa án nhân dân là nữ;

+ Thẩm phán Tòa án nhân dân là người dân tộc thiểu số;

+ Thẩm phán Tòa án nhân dân nhiều tuổi hơn (tính theo ngày, tháng, năm sinh);

+ Thẩm phán Tòa án nhân dân có thời gian công tác nhiều hơn.

Trường hợp vẫn không xác định được người được xét nâng bậc thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định.

Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ và quyền hạn gì?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 93 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán Tòa án nhân dân như sau:

Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 3 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024

Theo đó, Thẩm phán Tòa án nhân dân công tác tại Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

(1) Xem xét, quyết định việc thụ lý đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm theo sự phân công của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;

(2) Đề xuất với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao việc giải quyết các văn bản yêu cầu, đề nghị, kiến nghị giám đốc thẩm, tái thẩm;

(3) Kiểm tra, thẩm định tài liệu, chứng cứ theo quy định của pháp luật;

(4) Xây dựng tờ trình, dự thảo kết luận việc thẩm tra hồ sơ, tài liệu, chứng cứ của vụ án, vụ việc mà bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và trình Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;

(5) Đề xuất Chánh án Tòa án nhân dân tối cao giải quyết khiếu nại trong hoạt động tố tụng theo quy định của pháp luật về tố tụng;

(6) Đề xuất Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác thi hành án tử hình, trong công tác đặc xá theo quy định của pháp luật;

(7) Đề xuất Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phát triển án lệ đối với bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;

(8) Đề xuất nội dung rút kinh nghiệm, nội dung bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong thực tiễn xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc;

(9) Thực hiện nhiệm vụ xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc tại Tòa án khác theo quy định của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Thẩm phán Tòa án nhân dân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Quy định nâng bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân mới từ 2025? Nâng bậc Thẩm phán Tòa án lên bậc 2, bậc 3 thế nào?
Pháp luật
Nghị quyết 67/2025/UBTVQH15 về các bậc và nâng bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân mới như thế nào?
Pháp luật
Có được điều tra Thẩm phán Tòa án nhân dân về việc xét xử, giải quyết vụ án đang trong quá trình tố tụng không?
Pháp luật
Thẩm phán Tòa án nhân dân có được làm luật sư không? Thẩm phán Tòa án nhân dân có được góp vốn vào công ty luật?
Pháp luật
Thẩm phán Tòa án Nhân dân phải từ đủ 28 tuổi trở lên theo quy định tại Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thẩm phán Tòa án nhân dân
62 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thẩm phán Tòa án nhân dân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thẩm phán Tòa án nhân dân

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào