Phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2023 trong ngành giáo dục tại TP Hồ Chí Minh như thế nào?
Công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2023 trong ngành giáo dục tại TP Hồ Chí Minh như thế nào?
Ngày 08/5/2023, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh ban hành Công văn 2143/SGDĐT-CTTT năm 2023 về việc phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2023 trong ngành giáo dục. Tại đây
Theo đó, tại nội dung Công văn, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh nghị thủ trưởng cơ quan, đơn vị thực hiện các nội dung phòng chống sau:
- Tổ chức các hoạt động phòng, chống dịch bệnh trong trường học theo đúng hướng dẫn của ngành y tế và có kế hoạch kiểm tra, giám sát việc thực hiện của các đơn vị.
Bao gồm: Dịch COVID-19, bệnh sốt xuất huyết, các bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa, bệnh sốt rét, bệnh dại, Các bệnh truyền nhiễm thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng
- Tiếp tục phối hợp với ngành y tế địa phương trong công tác rà soát mũi tiêm của trẻ, học sinh, phối hợp tổ chức các chiến dịch, hoạt động tăng cường tiêm chủng tại trường học và phòng chống các dịch bệnh trong trường học.
- Tăng cường công tác truyền thông về phòng chống bệnh truyền nhiễm, nâng cao kiến thức cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh hướng tới thực hiện hành vi có lợi cho sức khỏe:
+ Thực hiện truyền thông đến học sinh, phụ huynh biết đường lây truyền các bệnh truyền nhiễm và lợi ích của tiêm chủng phòng bệnh COVID-19, các vắc xin phòng bệnh trong chương trình Tiêm chủng mở rộng
+ Tổ chức các hoạt động truyền thông phù hợp với đặc điểm của từng bệnh truyền nhiễm, tổ chức các đợt truyền thông phòng chống dịch bệnh theo mùa, theo các kỷ lễ hội, các sự kiện, các chiến dịch truyền thông:
++ Hưởng ứng Ngày thế giới phòng chống sốt rét (25/4), Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết (15/6), Ngày thế giới phòng chống viêm gan (28/7), Ngày thế giới phòng chống dại (28/9), Ngày thế giới phòng chống dịch (27/12).
++ Triển khai hiệu quả các hình thức, loại hình truyền thông phù hợp trên mạng xã hội, trang thông tin điện tử
Phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2023 trong ngành giáo dục tại TP Hồ Chí Minh như thế nào?
Nguyên tắc phòng chống bệnh truyền nhiễm ra sao? Hành vi nào bị nghiêm cấm theo quy định?
Căn cứ quy định tại Điều 4 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007, nguyên tắc phòng chống bệnh truyền nhiễm được xác định như sau:
Nguyên tắc phòng, chống bệnh truyền nhiễm
1. Lấy phòng bệnh là chính trong đó thông tin, giáo dục, truyền thông, giám sát bệnh truyền nhiễm là biện pháp chủ yếu. Kết hợp các biện pháp chuyên môn kỹ thuật y tế với các biện pháp xã hội, hành chính trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
2. Thực hiện việc phối hợp liên ngành và huy động xã hội trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm; lồng ghép các hoạt động phòng, chống bệnh truyền nhiễm vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội.
3. Công khai, chính xác, kịp thời thông tin về dịch.
4. Chủ động, tích cực, kịp thời, triệt để trong hoạt động phòng, chống dịch.
Về các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng chống bệnh truyền nhiễm, Điều 8 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 có quy định như sau:
Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.
2. Người mắc bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm và người mang mầm bệnh truyền nhiễm làm các công việc dễ lây truyền tác nhân gây bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.
3. Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.
4. Cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm.
5. Phân biệt đối xử và đưa hình ảnh, thông tin tiêu cực về người mắc bệnh truyền nhiễm.
6. Không triển khai hoặc triển khai không kịp thời các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo quy định của Luật này.
7. Không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Như vậy, trong phòng chống bệnh truyền nhiễm, có 07 hành vi bị nghiêm cấm nêu trên.
Chính sách của Nhà nước về phòng chống bệnh truyền nhiễm hiện nay ra sao?
Căn cứ quy định tại Điều 5 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định như sau:
Chính sách của Nhà nước về phòng, chống bệnh truyền nhiễm
1. Ưu tiên, hỗ trợ đào tạo chuyên ngành y tế dự phòng.
2. Ưu tiên đầu tư nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, hệ thống giám sát phát hiện bệnh truyền nhiễm, nghiên cứu sản xuất vắc xin, sinh phẩm y tế.
3. Hỗ trợ, khuyến khích nghiên cứu khoa học, trao đổi và đào tạo chuyên gia, chuyển giao kỹ thuật trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
4. Hỗ trợ điều trị, chăm sóc người mắc bệnh truyền nhiễm do rủi ro nghề nghiệp và trong các trường hợp cần thiết khác.
5. Hỗ trợ thiệt hại đối với việc tiêu hủy gia súc, gia cầm mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.
6. Huy động sự đóng góp về tài chính, kỹ thuật và nhân lực của toàn xã hội trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
7. Mở rộng hợp tác với các tổ chức quốc tế, các nước trong khu vực và trên thế giới trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
Theo đó, Nhà nước ta sẽ thực hiện một số chính sách phòng chống bệnh truyền nhiễm như ưu tiên đào tạo chuyên ngành y tế dự phòng, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, hệ thống giám sát phát hiện bệnh truyền nhiễm, khuyến khích nghiên cứu khoa học về phòng chống bệnh truyền nhiễm,..
Xem toàn bộ Công văn 2143/SGDĐT-CTTT năm 2023 Tại đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?