Phí tại tổ chức tín dụng đối với các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố được Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn ra sao?

Phí tại tổ chức tín dụng đối với các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố được Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn ra sao? Thắc mắc của chị P.L ở Nam Định.

Phí tại tổ chức tín dụng đối với các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố được Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn ra sao?

Ngày 12.9/2023, Ngân hàng Nhà nước ban hành Công văn 7123/NHNN-TTGSNH năm 2023, hướng dẫn về phí tại tổ chức tín dụng như sau:

- Đối với các tổ chức tín dụng:

+ TCTD tiếp tục thực hiện các giải pháp tiết giảm chi phí để miễn, giảm phí nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng phục hồi sản xuất kinh doanh theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 11/NQ-CP năm 2022 và Thông báo 225/TB-VPCP năm 2023.

+ Rà soát tình hình thu phí và các loại phí đang áp dụng tại tổ chức tín dụng để xem xét miễn, giảm thêm một số loại phí không cần thiết nhằm tiếp tục hỗ trợ khách hàng vay vốn theo chủ trương của Chính phủ.

Xây dựng loại phí, mức phí, phù hợp nhằm nâng cao hơn nữa khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho doanh nghiệp và người dân, góp phần hỗ trợ cho khách hàng vượt qua khó khăn, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.

+ Thực hiện thu phí phù hợp quy định của pháp luật, thực hiện niêm yết công khai mức phí cung ứng dịch vụ trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.

Công khai thông tin cho khách hàng về chính sách miễn, giảm một số loại phí đang áp dụng tại ngân hàng để khách hàng nắm và tiếp cận các chính sách hỗ trợ từ tổ chức tín dụng.

Tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc tuân thủ của các đơn vị trực thuộc về việc thu phí đối với khách hàng, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm (nếu có).

- Đối với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố:

+ Chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn thực hiện tiết giảm chi phí, thực hiện chính sách miễn, giảm phí để hỗ trợ cho khách hàng vay vốn theo định hướng chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 11/NQ-CP năm 2022 và Thông báo 225/TB-VPCP năm 2023.

Đồng thời, theo dõi, giám sát chặt chẽ về tình hình thu phí, các loại phí của các chi nhánh tổ chức tín dụng trên địa bàn, việc niêm yết công khai mức phí cung ứng dịch vụ trong hoạt động kinh doanh, chủ động chi đạo, xử lý trường hợp phát hiện tổ chức tín dụng không thực hiện theo quy định.

- Thực hiện công tác truyền thông về các chủ trương, chỉ đạo của Chính phù và Ngân hàng nhà nước để các tổ chức tín dụng tích cực thực hiện nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp và khách hàng vay vốn.

Các tổ chức tín dụng thực hiện giao dịch cho vay, đi vay phải đảm bảo nguyên tắc nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Thông tư 21/2012/TT-NHNN, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 18/2016/TT-NHNN và khoản 6 Điều 1 Thông tư 01/2013/TT-NHNN như sau:

Nguyên tắc cho vay, đi vay
Khi thực hiện giao dịch cho vay, đi vay, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
1. Tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều 4 Thông tư này.
2. Chỉ được thực hiện tại trụ sở chính của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam;
Trụ sở chính của tổ chức tín dụng thực hiện phê duyệt, cấp hạn mức giao dịch, ký hợp đồng giao dịch với khách hàng và được ủy quyền bằng văn bản cho chi nhánh thực hiện việc giải ngân, chuyển tiền thanh toán, quản lý khoản cho vay, đi vay;
3. Tự chịu trách nhiệm về quyết định cho vay (trừ trường hợp bên đi vay vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này), đi vay của mình;
4. Bên vay phải hoàn trả đầy đủ, đúng hạn cho bên cho vay toàn bộ số tiền nợ bao gồm: nợ gốc, lãi và phí (nếu có).

Như vậy, theo quy định trên thì các tổ chức tín dụng thực hiện giao dịch cho vay, đi vay phải đảm bảo nguyên tắc sau:

- Tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều 4 Thông tư 21/2012/TT-NHNN.

- Chỉ được thực hiện tại trụ sở chính của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam;

+ Trụ sở chính của tổ chức tín dụng thực hiện phê duyệt, cấp hạn mức giao dịch, ký hợp đồng giao dịch với khách hàng và được ủy quyền bằng văn bản cho chi nhánh thực hiện việc giải ngân, chuyển tiền thanh toán, quản lý khoản cho vay, đi vay;

- Tự chịu trách nhiệm về quyết định cho vay (trừ trường hợp bên đi vay vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này), đi vay của mình;

- Bên vay phải hoàn trả đầy đủ, đúng hạn cho bên cho vay toàn bộ số tiền nợ bao gồm: nợ gốc, lãi và phí (nếu có).

Phí tại tổ chức tín dụng đối với các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố được Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn ra sao? (Hình từ internet)

Thời hạn cho vay giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tối đa là bao lâu?

Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Thông tư 21/2012/TT-NHNN được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Thông tư 01/2013/TT-NHNN như sau:

Thời hạn cho vay
Thời hạn cho vay giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tối đa dưới 01 năm, trừ trường hợp tổ chức tín dụng cho vay đối với công ty cho thuê tài chính là công ty con của tổ chức tín dụng đó”.

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì thời hạn cho vay giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tối đa dưới 01 năm trừ trường hợp tổ chức tín dụng cho vay đối với công ty cho thuê tài chính là công ty con của tổ chức tín dụng đó.

Tổ chức tín dụng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Văn hóa kiểm soát là gì? Hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng được quy định ra sao?
Pháp luật
Tổ chức tín dụng có được chuyển nhượng một phần dự án bất động sản là tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu để thu hồi nợ không?
Pháp luật
Trái phiếu do tổ chức tín dụng phát hành có phải là hình thức tiền gửi được rút trước hạn không?
Pháp luật
Thông tin tín dụng mà tổ chức tín dụng cung cấp cho CIC bao gồm các nhóm chỉ tiêu nào? Đối tượng nào được cung cấp thông tin tín dụng?
Pháp luật
Tổ chức tín dụng dùng tài khoản nào để thực hiện giao dịch, mua bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước?
Pháp luật
Thời hạn thanh toán khi tổ chức tín dụng mua vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước được quy định thế nào?
Pháp luật
Tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt dẫn đến hậu quả gì? NHNN can thiệp sớm hay kiểm soát đặc biệt khi TCTD bị rút tiền hàng loạt?
Pháp luật
Văn phòng đại diện nước ngoài tổ chức tín dụng thay đổi địa điểm đặt trụ sở thì phải nộp hồ sơ đến cơ quan nào?
Pháp luật
Kho tiền của tổ chức tín dụng được xây dựng ở đâu? Có vị trí như thế nào? Kho tiền phải được trang bị những hệ thống thiết bị nào?
Pháp luật
Hành lang bảo vệ kho tiền tổ chức tín dụng là khu vực nào? Hành lang bảo vệ kho tiền tổ chức tín dụng có cửa riêng không?
Pháp luật
Xe chở tiền của tổ chức tín dụng là gì? Yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật đối với khoang chở tiền của xe chở tiền?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tổ chức tín dụng
Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
1,216 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tổ chức tín dụng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tổ chức tín dụng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào