Phân nhóm công trình quốc phòng và khu quân sự theo tính chất quan trọng và yêu cầu quản lý, bảo vệ như thế nào?

Tôi muốn hỏi phân nhóm công trình quốc phòng và khu quân sự theo tính chất quan trọng và yêu cầu quản lý, bảo vệ như thế nào? - câu hỏi của chị H.T (Bến Tre)

Công trình quốc phòng và khu quân sự theo tính chất quan trọng và yêu cầu quản lý, bảo vệ được phân loại làm mấy nhóm?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Quản lý, bảo vệ công trình Quốc phòng và khu quân sự 2023 quy định như sau:

Phân nhóm công trình quốc phòng và khu quân sự
1. Theo tính chất quan trọng và yêu cầu quản lý, bảo vệ, công trình quốc phòng và khu quân sự phân thành Nhóm đặc biệt, Nhóm I, Nhóm II và Nhóm III.

Theo đó, theo tính chất quan trọng và yêu cầu quản lý, bảo vệ, công trình quốc phòng và khu quân sự phân thành 4 nhóm gồm:

- Nhóm đặc biệt,

- Nhóm I

- Nhóm II

- Nhóm III.

Phân nhóm công trình quốc phòng và khu quân sự theo tính chất quan trọng và yêu cầu quản lý, bảo vệ như thế nào?

Phân nhóm công trình quốc phòng và khu quân sự theo tính chất quan trọng và yêu cầu quản lý, bảo vệ như thế nào? (Hình từ Internet)

Phân nhóm công trình quốc phòng và khu quân sự theo tính chất quan trọng và yêu cầu quản lý, bảo vệ như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Luật Quản lý, bảo vệ công trình Quốc phòng và khu quân sự 2023 quy định phân nhóm công trình quốc phòng và khu quân sự theo tính chất quan trọng và yêu cầu quản lý, bảo vệ như sau:

(1) Nhóm đặc biệt gồm các công trình quốc phòng, khu quân sự đặc biệt quan trọng phải áp dụng biện pháp quản lý, bảo vệ đặc biệt nghiêm ngặt để bảo đảm bí mật, an toàn tuyệt đối:

- Công trình quốc phòng, khu quân sự phục vụ lãnh đạo Đảng, Nhà nước và cơ quan, đơn vị cấp chiến lược của Bộ Quốc phòng; công trình quốc phòng, khu quân sự có vai trò quyết định trong bảo vệ lực lượng, phương tiện tác chiến phòng thủ bảo vệ Tổ quốc;

- Công trình, cơ sở nghiên cứu, thử nghiệm, sản xuất đặc biệt về vũ khí, trang bị;

- Công trình khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

(2). Nhóm I gồm các công trình quốc phòng, khu quân sự rất quan trọng có yêu cầu quản lý, bảo vệ rất nghiêm ngặt, bảo đảm bí mật, an toàn:

- Công trình quốc phòng, khu quân sự loại A phục vụ nhiệm vụ tác chiến phòng thủ biên giới, vùng trời, vùng biển, hải đảo; nhiệm vụ quân sự, quốc phòng của cấp chiến dịch; công trình sơ tán thời chiến của Ban, Bộ, ngành trung ương;

- Khu quân sự loại B gồm các trung tâm huấn luyện quân sự quốc gia, trường bắn cấp quân khu và tương đương; trường bắn khu vực, trường bắn biển; các công trình trường bắn, thao trường huấn luyện được xây dựng trong khu quân sự quy định tại điểm này;

- Khu quân sự loại C gồm các kho đạn dược, vũ khí, trang bị kỹ thuật, vật chất hậu cần; nhà máy, xí nghiệp sản xuất, sửa chữa vũ khí, đạn dược; khu vực thử nghiệm, xử lý, tiêu hủy vũ khí, đạn dược cấp chiến lược; công trình quốc phòng phục vụ cất trữ, sửa chữa, tiêu hủy vũ khí, đạn dược, trang bị, nghiên cứu, thử nghiệm, sản xuất các sản phẩm quốc phòng được xây dựng trong khu quân sự quy định tại điểm này;

- Khu quân sự loại D gồm trụ sở làm việc cơ quan Bộ Quốc phòng; công trình quốc phòng phục vụ sinh hoạt, học tập, làm việc thường xuyên được xây dựng trong khu quân sự quy định tại điểm này.

(3) Nhóm II gồm các công trình quốc phòng, khu quân sự quan trọng có yêu cầu quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt, bảo đảm bí mật, an toàn:

- Công trình quốc phòng, khu quân sự loại A phục vụ nhiệm vụ quân sự, quốc phòng của cấp chiến thuật;

- Khu quân sự loại B gồm các trường bắn cấp sư đoàn, bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh và tương đương; trung tâm, thao trường huấn luyện, trường bắn chuyên ngành; công trình trường bắn, thao trường huấn luyện được xây dựng trong khu quân sự quy định tại điểm này;

- Khu quân sự loại C gồm các kho đạn dược, vũ khí, trang bị kỹ thuật, vật chất hậu cần; nhà máy, xí nghiệp sản xuất, sửa chữa vũ khí, đạn dược; nhà máy sản xuất sản phẩm quốc phòng cấp chiến dịch; công trình quốc phòng phục vụ cất trữ, sửa chữa, tiêu hủy vũ khí, đạn dược, trang bị, nghiên cứu, thử nghiệm, sản xuất các sản phẩm quốc phòng được xây dựng trong khu quân sự quy định tại điểm này;

- Khu quân sự loại D gồm trụ sở làm việc cơ quan các quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng và tương đương; công trình quốc phòng phục vụ sinh hoạt, học tập, làm việc thường xuyên được xây dựng trong các khu quân sự quy định tại điểm này.

(4). Nhóm III gồm các công trình quốc phòng, khu quân sự được áp dụng các biện pháp quản lý, bảo vệ để bảo đảm bí mật, an toàn:

- Công trình quốc phòng, khu quân sự loại A gồm thành cổ, pháo đài cổ, hầm, hào, lô cốt do lịch sử để lại;

- Khu quân sự loại B gồm các trường bắn, thao trường huấn luyện cấp trung đoàn, cấp huyện và tương đương trở xuống; công trình trường bắn, thao trường huấn luyện được xây dựng trong khu quân sự quy định tại điểm này;

- Khu quân sự loại C gồm các kho đạn dược, vũ khí, trang bị kỹ thuật, vật chất hậu cần cấp chiến thuật; công trình quốc phòng phục vụ cất trữ, sửa chữa, tiêu hủy vũ khí, đạn dược, trang bị được xây dựng trong khu quân sự quy định tại điểm này;

- Khu quân sự loại D gồm trụ sở làm việc của cơ quan cấp sư đoàn, bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh và tương đương trở xuống; học viện, nhà trường, viện nghiên cứu, bệnh viện, bệnh xá, cơ sở an dưỡng, điều dưỡng quân đội; trung tâm văn hóa, thể thao quốc phòng; khu nhà công vụ; bảo tàng quân sự; cơ sở giam giữ; công trình quốc phòng phục vụ sinh hoạt, học tập, làm việc thường xuyên được xây dựng trong khu quân sự quy định tại điểm này.

Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong quản lý, bảo vệ công trình Quốc phòng và khu quân sự?

Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Luật Quản lý, bảo vệ công trình Quốc phòng và khu quân sự 2023 có nêu rõ như sau:

Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Chiếm đoạt, chiếm giữ, lấn chiếm, xâm nhập trái phép; phá hoại, làm hư hỏng kiến trúc, kết cấu, trang thiết bị của công trình quốc phòng và khu quân sự.
2. Thu thập trái phép, chiếm đoạt, hủy hoại, làm lộ bí mật hồ sơ, tài liệu, thông tin công trình quốc phòng và khu quân sự.
3. Sử dụng trái phép, sai mục đích; chuyển mục đích sử dụng, phá dỡ công trình quốc phòng và di dời khu quân sự trái quy định của pháp luật.
4. Xây dựng, khai thác, đặt thiết bị làm ảnh hưởng đến kiến trúc, kết cấu, công năng sử dụng, an toàn, bí mật của công trình quốc phòng và khu quân sự.
5. Cản trở, chống đối việc thực hiện nhiệm vụ của lực lượng quản lý, bảo vệ hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.
6. Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, nhiệm vụ được giao trong quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự để trục lợi, xâm hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.

Theo đó, các hành vi theo quy định trên bị nghiêm cấm trong hoạt động quản lý, bảo vệ công trình Quốc phòng và khu quân sự.

Luật Quản lý, bảo vệ công trình Quốc phòng và khu quân sự 2023 sẽ có hiệu lực từ 01/01/2025

Công trình quốc phòng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Công trình quốc phòng và khu quân sự là gì?
Pháp luật
Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn người làm công tác bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự từ 1/1/2025 ra sao?
Pháp luật
Luật quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự 2023 về xác định phạm vi bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự trong khu vực cấm ra sao?
Pháp luật
Công trình lưỡng dụng là gì? Việc quản lý, bảo vệ công trình lưỡng dụng được quy định như thế nào?
Pháp luật
Xác định phạm vi bảo vệ của công trình quốc phòng và khu quân sự theo Luật quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự 2023 như thế nào?
Pháp luật
Phân nhóm công trình quốc phòng và khu quân sự theo tính chất quan trọng và yêu cầu quản lý, bảo vệ như thế nào?
Pháp luật
Quản lý công trình quốc phòng và khu quân sự bao gồm những nội dung nào? Hồ sơ quản lý công trình quốc phòng, khu quân sự bao gồm những gì?
Pháp luật
Phân loại công trình quốc phòng và khu quân sự theo chức năng nhiệm vụ, mục đích sử dụng ra sao?
Pháp luật
Luật Quản lý, bảo vệ công trình Quốc phòng và khu quân sự 2023 ra sao? Có hiệu lực thi hành khi nào?
Đề xuất tổ chức, cá nhân có quyền tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự?
Đề xuất tổ chức, cá nhân có quyền tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự?
Pháp luật
Điểm mới trong Dự thảo Luật quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự? Chuyển mục đích sử dụng công trình quốc phòng và khu quân sự như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công trình quốc phòng
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
747 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công trình quốc phòng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Công trình quốc phòng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào