Luật Quản lý, bảo vệ công trình Quốc phòng và khu quân sự 2023 ra sao? Có hiệu lực thi hành khi nào?
Phạm vi điều chỉnh của Luật Quản lý, bảo vệ công trình Quốc phòng và khu quân sự 2023?
Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Luật Quản lý, bảo vệ công trình Quốc phòng và khu quân sự 2023 quy định như sau:
Luật Quản lý, bảo vệ công trình Quốc phòng và khu quân sự 2023 quy định về quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; chế độ, chính sách trong hoạt động quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.
Đồng thời căn cứ theo quy định tại Điều 34 Luật Quản lý, bảo vệ công trình Quốc phòng và khu quân sự 2023 quy định như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.
2. Pháp lệnh Bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự số 32-L/CTN hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
Theo đó, Luật Quản lý, bảo vệ công trình Quốc phòng và khu quân sự 2023 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025
Luật Quản lý, bảo vệ công trình Quốc phòng và khu quân sự 2023 ra sao? Có hiệu lực thi hành khi nào? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Luật Quản lý, bảo vệ công trình Quốc phòng và khu quân sự 2023 quy định nguyên tắc quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự như sau:
- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và thỏa thuận quốc tế có liên quan; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
- Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, là trách nhiệm của toàn dân, của cả hệ thống chính trị, trong đó Quân đội nhân dân làm nòng cốt.
- Kết hợp quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự với phát triển kinh tế - xã hội, gắn phát triển kinh tế - xã hội với quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.
- Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự phải thống nhất theo quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt; bảo đảm bí mật, an toàn, đúng mục đích, công năng sử dụng, phù hợp với từng loại, nhóm công trình quốc phòng và khu quân sự.
Phân loại công trình quốc phòng và khu quân sự theo chức năng, nhiệm vụ, mục đích sử dụng như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Luật Quản lý, bảo vệ công trình Quốc phòng và khu quân sự 2023 quy định phân loại công trình quốc phòng và khu quân sự như sau:
Theo chức năng nhiệm vụ, mục đích sử dụng, công trình quốc phòng và khu quân sự phân thành loại A, loại B, loại C và loại D.
(1) Công trình quốc phòng và khu quân sự loại A phục vụ nhiệm vụ tác chiến phòng thủ bảo vệ Tổ quốc, bao gồm:
- Công trình quốc phòng gồm công trình chỉ huy, công trình tác chiến, bảo đảm tác chiến; công trình sơ tán thời chiến của Ban, Bộ, ngành trung ương; sân bay quân sự, bến cảng quân sự; hang động tự nhiên được cải tạo hoặc quy hoạch sử dụng cho nhiệm vụ tác chiến, phòng thủ; thành cổ, pháo đài cổ, hầm, hào, lô cốt do lịch sử để lại;
- Khu quân sự gồm khu vực sở chỉ huy các cấp, căn cứ quân sự, khu vực bố trí trận địa chiến đấu, bảo đảm chiến đấu.
(2) Công trình quốc phòng và khu quân sự loại B phục vụ nhiệm vụ luyện, diễn tập của lực lượng quân đội và Dân quân tự vệ, bao gồm:
- Công trình quốc phòng gồm công trình trường bắn, thao trường huấn luyện;
- Khu quân sự gồm trường bắn, trung tâm huấn luyện, khu vực phục vụ diễn tập quân sự thuộc Bộ Quốc phòng.
(3) Công trình quốc phòng và khu quân sự loại C phục vụ cất trữ, sửa chữa, tiêu hủy vũ khí, đạn dược, trang bị, nghiên cứu, thử nghiệm, sản xuất các sản phẩm quốc phòng, bao gồm:
- Công trình quốc phòng để cất trữ đạn dược, vũ khí, trang bị kỹ thuật các cấp; cất trữ vật chất hậu cần, xăng dầu phục vụ quân đội; công trình phục vụ nghiên cứu, thử nghiệm, sản xuất, tiêu hủy vũ khí, đạn dược, trang bị;
- Khu quân sự gồm kho đạn dược, vũ khí, trang bị kỹ thuật, vật chất hậu cần; nhà máy, xí nghiệp quốc phòng, cơ sở nghiên cứu, thử nghiệm vũ khí, khu vực xử lý tiêu hủy vũ khí, đạn dược.
(4). Công trình quốc phòng và khu quân sự loại D phục vụ sinh hoạt, học tập, làm việc thường xuyên của quân đội, bao gồm:
- Công trình quốc phòng gồm nhà làm việc, nhà ở, nhà ăn, nhà bếp, hội trường, nhà chuyên dùng, công trình hạ tầng kỹ thuật;
- Khu quân sự gồm trụ sở cơ quan quân sự các cấp, doanh trại quân đội, học viện, nhà trường, viện nghiên cứu, bệnh viện, bệnh xá, cơ sở an dưỡng, điều dưỡng quân đội, trung tâm văn hóa, thể thao quốc phòng, khu nhà công vụ, bảo tàng quân sự và cơ sở giam giữ.
Luật Quản lý, bảo vệ công trình Quốc phòng và khu quân sự 2023 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?
- Thông thầu bao gồm các hành vi nào? Người có hành vi thông thầu bị đi tù không? Mức phạt tù cao nhất đối với hành vi thông thầu?
- Thông quan là gì? Hàng hóa được thông quan khi nào? Cụ thể quyền, nghĩa vụ người khai hải quan?
- Tổ chức Đảng vi phạm về giải quyết khiếu nại, tố cáo gây hậu quả ít nghiêm trọng bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách trong trường hợp nào?
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?