Phân biệt bệnh Tay chân miệng với các bệnh khác như thế nào? Các phân độ lâm sàng bệnh Tay chân miệng là gì?
Ngày 6/2/2024, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quyết định 292/QĐ-BYT về hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh Tay chân miệng.
Cách chẩn đoán và chẩn đoán phân biệt bệnh Tay chân miệng?
Theo tiểu mục 3 Mục 2 Hướng dẫn ban hành kèm Quyết định 292/QĐ-BYT 2024 về hướng dẫn chẩn đoán bệnh Tay chân miệng như sau:
(1) Chẩn đoán ca lâm sàng: dựa vào lâm sàng và dịch tễ học
- Yếu tố dịch tễ: căn cứ vào tuổi, mùa, vùng lưu hành bệnh, số trẻ mắc trong cùng một thời gian.
- Lâm sàng: phỏng nước điển hình ở miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông, kèm sốt hoặc không.
(2) Chẩn đoán xác định:
Xét nghiệm RT-PCR hoặc phân lập có vi rút đường ruột.
Theo tiểu mục 4 Mục 2 Quyết định 292/QĐ-BYT 2024 về hướng dẫn chẩn đoán phân biệt bệnh Tay chân miệng với các bệnh khác như sau:
(1) Các bệnh có biểu hiện loét miệng
Viêm loét miệng (áp-tơ): vết loét sâu, có dịch tiết, hay tái phát.
(2) Các bệnh có phát ban da
- Sốt phát ban: phát ban da dạng hồng ban xen kẽ ít dạng sẩn, thường có hạch sau tai.
- Dị ứng: hồng ban đa dạng, không có phỏng nước.
- Viêm da mủ: đỏ, đau, có mủ.
- Thủy đậu: phỏng nước nhiều lứa tuổi, rải rác toàn thân.
- Nhiễm khuẩn huyết do não mô cầu: mảng xuất huyết hoại tử trung tâm.
- Sốt xuất huyết Dengue: chấm xuất huyết, bầm máu, xuất huyết niêm mạc.
(3) Viêm não - màng não
- Viêm màng não do vi khuẩn.
- Viêm não - màng não do vi rút khác.
(4) Nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn, viêm phổi
Các Bác sĩ cần chẩn đoán đúng bệnh để có biện pháp điều trị phù hợp nhất cho người bệnh.
Phân biệt bệnh Tay chân miệng với các bệnh khác như thế nào? Các phân độ lâm sàng bệnh Tay chân miệng là gì?
Các biến chứng nguy hiểm của bệnh Tay chân miệng là gì?
Biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp thường xuất hiện sớm từ ngày 2 đến ngày 5, có thể đến ngày 7 của bệnh theo tiểu mục 5 Mục 2 Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 292/QĐ-BYT 2024 như sau:
(1) Biến chứng thần kinh: viêm não, viêm thân não, viêm não tủy, viêm màng não.
- Giật mình chới với: từng cơn ngắn 1 - 2 giây, chủ yếu ở tay và chân, dễ xuất hiện khi bắt đầu giấc ngủ hay khi cho trẻ nằm ngửa.
- Ngủ gà, bứt rứt, chới với, đi loạng choạng, run chi, mắt nhìn ngược.
- Rung giật nhãn cầu.
- Yếu, liệt chi (liệt mềm cấp).
- Liệt dây thần kinh sọ não.
- Co giật, hôn mê là dấu hiệu nặng, thường đi kèm với suy hô hấp, suy tuần hoàn.
- Tăng trương lực cơ (biểu hiện duỗi cứng mất não, gồng cứng mất vỏ).
(2) Biến chứng tim mạch, hô hấp: viêm cơ tim, phù phổi cấp, tăng huyết áp, suy tim, trụy mạch.
- Mạch nhanh > 150 lần/phút.
- Thời gian đổ đầy mao mạch chậm > 2 giây.
- Da nổi bông (nổi vân tím), vã mồ hôi, chi lạnh. Các biểu hiện rối loạn vận mạch có thể chỉ khu trú ở 1 vùng cơ thể (1 tay, 1 chân).
- Giai đoạn đầu có huyết áp tăng (HA tâm thu: trẻ dưới 1 tuổi ≥ 100 mmHg, trẻ từ 1 - 2 tuổi ≥ 110 mmHg, trẻ trên 2 tuổi ≥ 115 mmHg), giai đoạn sau mạch, huyết áp không đo được.
- Khó thở: thở nhanh, rút lõm ngực, khò khè, thở rít thì hít vào, thở nông, thở bụng, thở không đều hoặc SpO2 < 94%.
- Phù phổi cấp: sùi bọt hồng, khó thở, tím tái, phổi nhiều ran ẩm, nội khí quản có máu hay bọt hồng.
Phân độ lâm sàng bệnh Tay chân miệng như thế nào?
Theo tiểu mục 6 Mục 2 Quyết định 292/QĐ-BYT 2024 hướng dẫn chẩn đoán phân biệt bệnh Tay chân miệng về phân độ lâm sàng có 4 cấp độ bị bệnh như sau:
(1) Độ 1 (Tay chân miệng không có biến chứng)
Trẻ chỉ có phát ban tay chân miệng và/hoặc loét miệng
(2) Độ 2 (Tay chân miệng có biến chứng thần kinh)
- Độ 2a (Tay chân miệng có biến chứng thần kinh)
Có ≥ 1 dấu hiệu sau:
+ Bệnh sử có giật mình dưới 2 lần/30 phút và không có lúc khám.
+ Sốt trên 39°C hay sốt trên 2 ngày kèm nôn ói nhiều, lừ đừ, khó ngủ, quấy khóc vô cớ.
- Độ 2b (Tay chân miệng có biến chứng thần kinh nặng)
Có dấu hiệu thuộc nhóm 1 hoặc nhóm 2:
Nhóm 1 (Tay chân miệng có biến chứng thần kinh nặng nhóm 1):
Có ≥ 1 dấu hiệu sau:
+ Giật mình ghi nhận lúc khám.
+ Bệnh sử có giật mình ≥ 2 lần/30 phút.
+ Bệnh sử có giật mình kèm theo một dấu hiệu sau: Ngủ gà; Mạch nhanh >130 lần/ phút (không sốt).
(Trẻ sốt: khi trẻ sốt > 38°C, mạch tăng mỗi 10 nhịp khi thân nhiệt tăng 1°C)
Nhóm 2 (Tay chân miệng có biến chứng thần kinh nặng nhóm 2):
Có ≥ 1 dấu hiệu sau:
+ Nhóm 1 và sốt cao ≥ 39°C không đáp ứng với thuốc hạ sốt.
+ Mạch nhanh > 150 lần/phút (không sốt).
(Trẻ sốt: khi trẻ sốt > 38°C, mạch tăng mỗi 10 nhịp khi thân nhiệt tăng 1°C)
+ Thất điều: run chi, run người, đi loạng choạng.
+ Rung giật nhãn cầu, lác mắt.
+ Yếu chi hoặc liệt chi.
+ Liệt thần kinh sọ: nuốt sặc, thay đổi giọng nói.
+ Tăng trương lực cơ.
+ Rối loạn tri giác (Glassgow < 10 hoặc mức P thang điểm AVPU).
(3) Độ 3 (Tay chân miệng biến chứng rối loạn thần kinh thực vật nặng)
Có ≥ 1 dấu hiệu sau:
- Mạch nhanh > 170 lần/ phút (không sốt).
(Trẻ sốt: khi trẻ sốt > 38°C, mạch tăng mỗi 10 nhịp khi thân nhiệt tăng 1°C)
Một số trường hợp có thể xuất hiện mạch chậm, cần đánh giá thêm về huyết áp và tri giác.
- Huyết áp tâm thu tăng:
+ Trẻ dưới 12 tháng HA ≥ 100mmHg
+ Trẻ từ 12 tháng đến < 24 tháng HA ≥ 110mmHg
+ Trẻ ≥ 24 tháng HA ≥ 115 mmHg
- Thở nhanh, khó thở, thở rít hoặc SpO2 < 94%.
- Da nổi bông (vân tím), vã mồ hôi, chi lạnh.
(4) Độ 4 (Tay chân miệng suy hô hấp tuần hoàn nặng)
Trẻ có ≥ 1 dấu hiệu sau:
- Ngưng thở, rối loạn nhịp thở.
- Tím tái hoặc SpO2 < 92%.
- Phù phổi cấp.
- Sốc khi trẻ có 1 trong 3 tiêu chuẩn sau:
+ Mạch không bắt được, HA không đo được.
+ Tụt HA: HA tâm thu < 70mmHg (trẻ <12 tháng), < 80mmHg (trẻ > 12 tháng).
+ HA kẹp: hiệu áp ≤ 25mmHg.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?