Nước thải sinh hoạt là gì? Mẫu tờ khai nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt mới nhất năm 2023?
Nước thải sinh hoạt là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điêu 2 Nghị định 53/2020/NĐ-CP quy định về đối tượng chịu phí nước thải sinh hoạt như sau:
Đối tượng chịu phí
…
3. Nước thải sinh hoạt là nước thải từ hoạt động của:
a) Hộ gia đình, cá nhân.
b) Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức khác (gồm cả trụ sở điều hành, chi nhánh, văn phòng của các cơ quan, đơn vị, tổ chức này), trừ các cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến thuộc các cơ quan, đơn vị, tổ chức này.
c) Cơ sở: Rửa ô tô, rửa xe máy, sửa chữa ô tô, sửa chữa xe máy.
d) Cơ sở khám, chữa bệnh; nhà hàng, khách sạn; cơ sở đào tạo, nghiên cứu.
đ) Cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác không thuộc quy định tại khoản 2 Điều này.
Theo đó, nước thải sinh hoạt là nước thải từ hoạt động của:
- Hộ gia đình, cá nhân.
- Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức khác (gồm cả trụ sở điều hành, chi nhánh, văn phòng của các cơ quan, đơn vị, tổ chức này), trừ các cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến thuộc các cơ quan, đơn vị, tổ chức này.
- Cơ sở: Rửa ô tô, rửa xe máy, sửa chữa ô tô, sửa chữa xe máy.
- Cơ sở khám, chữa bệnh; nhà hàng, khách sạn; cơ sở đào tạo, nghiên cứu.
- Cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác không thuộc quy định tại khoản 2 Điều này.
Căn cứ theo quy định tại Điêu 4 Nghị định 53/2020/NĐ-CP quy định về người nộp phí nước thải sinh hoạt gồm:
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thải nước thải quy định tại Điều 2 Nghị định này là người nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
- Trường hợp các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thải nước thải vào hệ thống xử lý nước thải tập trung và trả tiền dịch vụ xử lý nước thải cho đơn vị quản lý, vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung theo cơ chế giá dịch vụ thì đơn vị quản lý, vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung là người nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải theo quy định tại Nghị định này (trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 5 Nghị định này).
- Trường hợp các cơ sở quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này sử dụng nguồn nước sạch từ tổ chức cung cấp nước sạch cho hoạt động sản xuất, chế biến thì chủ cơ sở phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp (không phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt).
Nước thải sinh hoạt là gì? Mẫu tờ khai nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt mới nhất năm 2023? (Hình từ internet)
Các trường hợp miễn phí bảo vệ môi trường được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điêu 5 Nghị định 53/2020/NĐ-CP quy định về các trường hợp miễn phí bảo vệ môi trường bao gồm:
- Nước xả ra từ các nhà máy thủy điện.
- Nước biển dùng vào sản xuất muối xả ra.
- Nước thải sinh hoạt của:
+ Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân ở các xã;
+ Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân ở các phường, thị trấn chưa có hệ thống cấp nước sạch;
+ Hộ gia đình, cá nhân không kinh doanh ở các phường, thị trấn đã có hệ thống cấp nước sạch tự khai thác nước sử dụng.
- Nước làm mát (theo quy định pháp luật về bảo vệ môi trường) không trực tiếp tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm, có đường thoát riêng.
- Nước thải từ nước mưa tự nhiên chảy tràn.
- Nước thải từ các phương tiện đánh bắt thủy sản của ngư dân.
- Nước thải của các hệ thống xử lý nước thải tập trung khu đô thị (theo quy định tại Nghị định 80/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải) đã xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường theo quy định trước khi thải vào nguồn tiếp nhận.
Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 53/2020/NĐ-CP có quy định:
Mức phí
1. Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt:
Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt là 10% trên giá bán của 1 m3 nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Trường hợp cần áp dụng mức phí cao hơn, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định mức phí cụ thể cao hơn đối với từng đối tượng chịu phí.
Theo đó, mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt là 10% trên giá bán của 1 m3 nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.
Mẫu tờ khai nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt
Căn cứ theo quy định tại mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 53/2020/NĐ-CP quy định về mẫu tờ khai nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt như sau:
- Xem toàn bộ mẫu tờ khai nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt: Tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?
- Chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? Công dân có quyền và nghĩa vụ gì về quốc phòng?
- https//baocaovien vn thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 đăng nhập thế nào?
- Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 23, Nghị định 24 hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 mới nhất?