Nội dung, trình tự lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch bảo trì công trình hàng hải hằng năm từ 01/10/2022?
Chủ thể chịu trách nhiệm lập kế hoạch và dự kiến kinh phí bảo trì công trình hàng hải hàng năm?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 19/2022/TT-BGTVT quy định về chủ thể chịu trách nhiệm lập kế hoạch và dự kiến kinh phí bảo trì công trình hàng hải hàng năm như sau:
“Điều 7. Lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch bảo trì công trình hàng hải do Bộ Giao thông vận tải quản lý
1. Cục Hàng hải Việt Nam chịu trách nhiệm lập kế hoạch và dự kiến kinh phí bảo trì công trình hàng hải hàng năm và theo kỳ kế hoạch khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, trình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt.
2. Nội dung kế hoạch bảo trì công trình hàng hải bao gồm các thông tin cơ bản sau: tên công trình và hạng mục công trình (công việc); đơn vị, khối lượng, dự kiến kinh phí thực hiện; thời gian thực hiện; phương thức thực hiện; mức độ ưu tiên. Kế hoạch bảo trì công trình hàng hải theo Mẫu số 1A và Mẫu số 1B Phụ lục I Thông tư này.”
Kế hoạch bảo trì công trình hàng hải hàng năm bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 19/2022/TT-BGTVT quy định về nội dung trong kế hoạch bảo trì công trình hàng hải hàng năm như sau:
“Điều 7. Lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch bảo trì công trình hàng hải do Bộ Giao thông vận tải quản lý
…
3. Các nội dung trong kế hoạch bảo trì công trình hàng hải hàng năm, gồm:
a) Công tác bảo dưỡng công trình hàng hải;
b) Công tác sửa chữa định kỳ công trình hàng hải; nạo vét duy tu luồng hàng hải công cộng, vùng nước, khu nước; sửa chữa đê, kè chính trị, sửa chữa cầu cảng, bến cảng; các công trình hàng hải khác;
c) Sửa chữa đột xuất công trình hàng hải;
d) Công tác khác, bao gồm: lập, điều chỉnh quy trình và định mức quản lý, khai thác, bảo trì đối với công trình được đầu tư bằng ngân sách nhà nước đã đưa vào khai thác, sử dụng; kiểm định; quan trắc; đánh giá an toàn; xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật; ứng dụng công nghệ phục vụ quản lý, bảo trì công trình hàng hải.”
Theo đó, nội dung trong kế hoạch bảo trì công trình hàng hải hàng năm sẽ bao gồm:
- Công tác bảo dưỡng công trình hàng hải;
- Công tác sửa chữa định kỳ công trình hàng hải; nạo vét duy tu luồng hàng hải công cộng, vùng nước, khu nước; sửa chữa đê, kè chính trị, sửa chữa cầu cảng, bến cảng; các công trình hàng hải khác;
- Sửa chữa đột xuất công trình hàng hải;
- Công tác khác, bao gồm: lập, điều chỉnh quy trình và định mức quản lý, khai thác, bảo trì đối với công trình được đầu tư bằng ngân sách nhà nước đã đưa vào khai thác, sử dụng.
Nội dung, trình tự lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch bảo trì công trình hàng hải hằng năm từ 01/10/2022? (Hình từ internet)
Trình tự lập, phê duyệt kế hoạch bảo trì công trình hàng hải hàng năm được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8 Điều 7 Thông tư 19/2022/TT-BGTVT quy định về trình tự lập, phê duyệt, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch bảo trì công trình hàng hải như sau:
“Điều 7. Lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch bảo trì công trình hàng hải do Bộ Giao thông vận tải quản lý
…
4. Trình tự lập, phê duyệt kế hoạch bảo trì công trình hàng hải hàng năm
a) Hàng năm, căn cứ tình trạng kỹ thuật của công trình, các thông tin về quy mô và kết cấu công trình, lịch sử bảo trì công trình, thực tế tuyến luồng hàng hải, khu nước, vùng nước, các thông tin và dữ liệu khác, tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình bảo trì, định mức kinh tế kỹ thuật, Cục Hàng hải Việt Nam rà soát, tổng hợp, lập kế hoạch và dự kiến kinh phí nhu cầu bảo trì công trình hàng hải của năm sau trình Bộ Giao thông vận tải trước ngày 30 tháng 5 hàng năm;
b) Bộ Giao thông vận tải rà soát, chấp thuận kế hoạch nhu cầu bảo trì công trình cho năm sau trước ngày 30 tháng 6 hàng năm; tổng hợp kế hoạch và dự kiến kinh phí bảo trì vào dự toán thu, chi ngân sách nhà nước hàng năm của Bộ Giao thông vận tải;
c) Trên cơ sở Quyết định giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước của Bộ Tài chính và kinh phí cho bảo trì công trình hàng hải, Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức rà soát danh mục công trình, hạng mục công trình cần thiết, lập kế hoạch và dự kiến kinh phí bảo trì công trình hàng hải, trình Bộ Giao thông vận tải chậm nhất 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo dự toán chi ngân sách nhà nước của Bộ Giao thông vận tải;
d) Bộ Giao thông vận tải tổ chức phê duyệt kế hoạch bảo trì công trình hàng hải chậm nhất 15 ngày, kể từ ngày nhận được Tờ trình của Cục Hàng hải Việt Nam.
5. Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch bảo trì công trình hàng hải
a) Trong quá trình lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán công trình, Cục Hàng hải Việt Nam được điều chỉnh chuẩn tắc nạo vét, khối lượng, kinh phí dự kiến thực hiện của công trình nhưng không tăng quá 20% kinh phí dự kiến của công trình, không làm tăng tổng kinh phí dự kiến trong kế hoạch bảo trì công trình hàng hải đã được phê duyệt và đảm bảo hiệu quả kinh tế - kỹ thuật, khai thác tối đa hiệu quả tuyến luống, đồng thời báo cáo Bộ Giao thông vận tải việc điều chỉnh, tổng hợp, trình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt điều chỉnh kế hoạch bảo trì công trình hàng hải trước ngày 01 tháng 11 hàng năm;
b) Cục Hàng hải Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông vận tải xem xét, chấp thuận điều chỉnh, bổ sung kế hoạch bảo trì công trình hàng hải trong các trường hợp: điều chỉnh tăng quá 20% kinh phí dự kiến của công trình đã được phê duyệt kế hoạch, tăng tổng kinh phí dự kiến thực hiện, thời gian thực hiện; công trình không thực hiện; bổ sung công trình ngoài kế hoạch bảo trì công trình hàng hải đã được phê duyệt.
6, Kế hoạch bảo trì công trình hàng hải hàng năm được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt là một trong những căn cứ để Cục Hàng hải Việt Nam và người quản lý, khai thác sử dụng triển khai thực hiện.
7. Đối với công trình hàng hải đã được tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp thì doanh nghiệp được giao quản lý, sử dụng công trình thực hiện bảo trì công trình theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, pháp luật chuyên ngành hàng hải và pháp luật có liên quan.
8. Đối với các công trình hàng hải do đơn vị trực thuộc Cục Hàng hải Việt Nam quản lý
a) Các đơn vị trực thuộc Cục Hàng hải Việt Nam được giao quản lý, khai thác công trình tổ chức lập dự toán bảo trì cho năm sau và gửi Cục Hàng hải Việt Nam trước ngày 30 tháng 6 hàng năm;
b) Cục Hàng hải Việt Nam thẩm định, phê duyệt dự toán kinh phí bảo trì cho năm sau và tổng hợp, trình Bộ Giao thông vận tải trước ngày 15 tháng 8 hàng năm để thẩm định, giao nguồn vốn thực hiện;
c) Trên cơ sở Quyết định giao dự toán chi ngân sách nhà nước của Bộ Giao thông vận tải, các đơn vị có trách nhiệm tổ chức thực hiện bảo trì hàng năm theo quy định;
d) Việc lập, phê duyệt dự toán và thực hiện bảo trì thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.”
Như vậy, trình tự lập, phê duyệt, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch bảo trì công trình hàng hải được quy định và hướng dẫn như bên trên.
Thông tư 19/2022/TT-BGTVT có hiệu lực từ 01/10/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?