Nội dung đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng theo Chỉ thị 45 của Bộ Chính trị mới nhất 2025?
Nội dung đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng theo Chỉ thị 45 của Bộ Chính trị mới nhất 2025?
Ngày 14/04/2025, Ban Chấp hành Trung ương ban hành Chỉ thị 45-CT/TW năm 2025 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
>>> Tải về Toàn văn Chỉ thị 45-CT/TW năm 2025 của Bộ Chính trị
Căn cứ tại tiểu mục 1 Mục II Chỉ thị 45-CT/TW năm 2025 có nêu nội dung đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Theo đó, đại hội đảng bộ các cấp thực hiện 4 nội dung sau:
(1) Tổng kết thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ nhiệm kỳ 2020-2025 và xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của nhiệm kỳ 2025-2030.
(2) Thảo luận, đóng góp ý kiến vào dự thảo các văn kiện Đại hội XIV của Đảng và văn kiện đại hội đảng bộ cấp trên trực tiếp.
(3) Bầu Ban chấp hành đảng bộ nhiệm kỳ 2025-2030.
(4) Bầu đoàn đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên.
- Những nơi thực sự có khó khăn về công tác chuẩn bị nhân sự, được cấp ủy có thẩm quyền đồng ý, thì đại hội với 3 nội dung, chưa tiến hành bầu cấp ủy khóa mới.
- Những đảng bộ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hợp nhất, sáp nhập; đảng bộ xã, phường, đặc khu trực thuộc cấp tỉnh (gồm cả các xã không sáp nhập, các xã thuộc diện hợp nhất, sáp nhập đã tổ chức đại hội), đảng bộ (chi bộ) hợp nhất, sáp nhập, thành lập mới theo chủ trương, nghị quyết, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị, thì đại hội với 2 nội dung (tổng kết việc thực hiện nghị quyết đại hội nhiệm kỳ 2020-2025 trên cơ sở nội dung nghị quyết đại hội của các đảng bộ, chi bộ trước khi hợp nhất, sáp nhập;
Xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nhiệm kỳ 2025-2030 và thảo luận, đóng góp ý kiến vào dự thảo văn kiện Đại hội XIV của Đảng, dự thảo văn kiện đại hội cấp trên trực tiếp), không bầu cấp ủy khoá mới và đoàn đại biểu dự đại hội cấp trên.
- Ban thường vụ cấp ủy cấp trên trực tiếp chỉ định ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư, ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra cấp ủy nhiệm kỳ khoá mới và phân bổ số lượng, chỉ định đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên.
- Đối với các đảng bộ cấp xã không hợp nhất, sáp nhập nếu đã tổ chức đại hội nhiệm kỳ 2025 - 2030, thì:
+ Tổ chức hội nghị ban chấp hành để thảo luận các dự thảo văn kiện đại hội đảng bộ cấp trên trực tiếp theo quy định.
+ Căn cứ tiêu chuẩn, điều kiện, cơ cấu, số lượng theo Chỉ thị của Bộ Chính trị, ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy tiếp tục chỉ đạo rà soát, kiện toàn nhân sự cấp ủy nhiệm kỳ 2025-2030 và nhân sự đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên, bảo đảm theo đúng quy định.
*Trên đây là "Nội dung đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng theo Chỉ thị 45 của Bộ Chính trị mới nhất 2025?"
Nội dung đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng theo Chỉ thị 45 của Bộ Chính trị mới nhất 2025? (Hình từ Internet)
Chuẩn bị văn kiện đại hội và tổ chức thảo luận như thế nào theo Chỉ thị 45?
Tại tiểu mục 2 Mục II Chỉ thị 45-CT/TW năm 2025, chuẩn bị văn kiện đại hội và tổ chức thảo luận như sau:
- Dự thảo văn kiện của cấp uỷ trình đại hội gồm 2 báo cáo chủ yếu:
+ Báo cáo chính trị của đảng bộ là báo cáo trung tâm, có vai trò định hướng cho các văn kiện khác; phải đánh giá toàn diện, khách quan, trung thực tình hình, kết quả đạt được, ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm cho phù hợp với tình hình, yêu cầu nhiệm vụ mới; đồng thời, tiếp thu những quan điểm chỉ đạo, chủ trương, định hướng lớn trong các dự thảo văn kiện Đại hội XIV của Đảng, của cấp trên, dự báo được tình hình để đề ra phương hướng, mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp có tính khả thi cho nhiệm kỳ 2025 - 2030, chú ý các nhiệm vụ, giải pháp đột phá với tầm nhìn dài hạn.
+ Báo cáo kiểm điểm của cấp uỷ phải có tính chiến đấu, nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình; đánh giá đúng, khách quan, toàn diện, trung thực về kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện trong nhiệm kỷ 2020 - 2025; kết quả thực hiện các nghị quyết, kết luận Hội nghị Trung ương 4 khoá XI, XII, XIII gắn với việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh;
Quy định những điều đảng viên không được làm và các quy định nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu; chỉ rõ nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan của những hạn chế, khuyết điểm, yếu kém và xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân; đồng thời, phải đề ra kế hoạch, lộ trình, biện pháp hiệu quả nhằm sửa chữa, khắc phục trong nhiệm kỳ 2025 - 2030.
- Việc xây dựng, đóng góp ý kiến vào văn kiện
+ Quá trình xây dựng dự thảo văn kiện đại hội phải phát huy dân chủ, trí tuệ tập thể, dành thời gian hợp lý để tổ chức lấy ý kiến đóng góp của các cấp uỷ, tổ chức đảng trực thuộc; có hình thức phù hợp, thiết thực để lấy ý kiến các đồng chí cán bộ lão thành, cán bộ nguyên lãnh đạo, giới trí thức, nhà khoa học, chuyên gia và ý kiến tham gia, góp ý, hiến kế của cán bộ, đảng viên, Nhân dân.
Có kế hoạch tuyên truyền về dự thảo báo cáo chính trị trên các phương tiện thông tin đại chúng để Nhân dân tham gia đóng góp ý kiến. Các cấp uỷ chuẩn bị dự thảo nghị quyết đại hội để đại hội thảo luận, quyết định.
+ Đại hội các cấp phải dành thời gian thoả đáng, phát huy dân chủ, trí tuệ tập thể, đề cao trách nhiệm của đại biểu; trong thảo luận cần hết sức cầu thị, lắng nghe, tôn trọng ý kiến lẫn nhau, tạo sự đoàn kết, thống nhất cao, nhất là đối với những vấn đề mới, vấn đề khó.
Đại hội đại biểu toàn quốc do cơ quan nào triệu tập?
Căn cứ Điều 15 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 quy định như sau:
1. Đại hội đại biểu toàn quốc do Ban Chấp hành Trung ương triệu tập thường lệ năm năm một lần; có thể triệu tập sớm hoặc muộn hơn, nhưng không quá một năm.
2. Đại hội đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết của nhiệm kỳ vừa qua; quyết định đường lối, chính sách của Đảng nhiệm kỳ tới; bổ sung, sửa đổi Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng khi cần; bầu Ban Chấp hành Trung ương. Số lượng Uỷ viên Trung ương chính thức và Uỷ viên Trung ương dự khuyết do Đại hội quyết định.
Ban Chấp hành Trung ương xem xét việc chuyển Uỷ viên Trung ương dự khuyết có đủ điều kiện để thay thế Uỷ viên Trung ương chính thức khi khuyết.
3. Khi Ban Chấp hành Trung ương xét thấy cần hoặc khi có hơn một nửa số cấp uỷ trực thuộc yêu cầu thì Ban Chấp hành Trung ương triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc bất thường. Đại biểu dự Đại hội bất thường là các Uỷ viên Trung ương đương nhiệm, đại biểu đã dự Đại hội đại biểu toàn quốc đầu nhiệm kỳ, đủ tư cách.
Theo quy định trên, Đại hội đại biểu toàn quốc do Ban Chấp hành Trung ương triệu tập thường lệ năm năm một lần; có thể triệu tập sớm hoặc muộn hơn, nhưng không quá một năm.
Trường hợp Ban Chấp hành Trung ương xét thấy cần hoặc khi có hơn một nửa số cấp uỷ trực thuộc yêu cầu thì Ban Chấp hành Trung ương triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc bất thường.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Đáp án cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Luật Phòng chống bạo lực gia đình (sửa đổi) tỉnh Lâm Đồng năm 2025?
- Người đứng đầu sở thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh do ai bổ nhiệm? Sở thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm việc theo chế độ nào?
- Tin nhắn quảng cáo là gì? Nguyên tắc gửi tin nhắn quảng cáo được quy định như thế nào theo pháp luật hiện hành?
- Phải thu nội bộ gồm những khoản nào? Nội dung các khoản phải thu nội bộ phản ánh vào tài khoản 136 gồm những gì?
- Danh sách trường đại học xét tuyển học bạ năm 2025? Lịch thi THPT quốc gia 2025 như thế nào?