Những khiếu nại nào trong hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát nhân dân?
- Những khiếu nại nào trong hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát nhân?
- Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp là gì?
- Trách nhiệm báo cáo công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân tối cao được quy định như thế nào?
Những khiếu nại nào trong hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát nhân?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 29 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định như sau:
Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân
1. Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền giải quyết các khiếu nại sau đây:
a) Khiếu nại hành vi, quyết định tố tụng của người có thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp;
b) Khiếu nại hành vi, quyết định tố tụng của Thủ trưởng Cơ quan điều tra; kết quả giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng Cơ quan điều tra đối với quyết định, hành vi tố tụng của Điều tra viên, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra;
c) Khiếu nại hành vi, quyết định tố tụng của người có thẩm quyền thuộc cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
d) Khiếu nại trong hoạt động tạm giữ, tạm giam;
đ) Khiếu nại hành vi, quyết định quản lý, giáo dục phạm nhân của người được giao quản lý, giáo dục phạm nhân;
e) Khiếu nại khác theo quy định của pháp luật.
2. Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền giải quyết các tố cáo sau đây:
a) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp;
b) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động của người có thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra;
c) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam;
d) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người được giao quản lý, giáo dục phạm nhân;
đ) Tố cáo khác theo quy định của pháp luật.
3. Khi giải quyết khiếu nại, tố cáo, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tiếp nhận, phân loại, thụ lý, kiểm tra, xác minh khiếu nại, tố cáo;
b) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân giải trình, cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan;
c) Áp dụng biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra;
d) Ra quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo;
đ) Thông báo quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo cho người đã khiếu nại, tố cáo.
Như vậy theo quy định trên những khiếu nại nại trong hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân bao gồm:
- Khiếu nại hành vi, quyết định tố tụng của người có thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.
- Khiếu nại hành vi, quyết định tố tụng của Thủ trưởng Cơ quan điều tra; kết quả giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng Cơ quan điều tra đối với quyết định, hành vi tố tụng của Điều tra viên, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra.
- Khiếu nại hành vi, quyết định tố tụng của người có thẩm quyền thuộc cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
- Khiếu nại trong hoạt động tạm giữ, tạm giam.
- Khiếu nại hành vi, quyết định quản lý, giáo dục phạm nhân của người được giao quản lý, giáo dục phạm nhân.
- Khiếu nại khác theo quy định của pháp luật.
Những khiếu nại nại nào trong hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp là gì?
Căn cứ tại Điều 30 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp như sau:
- Trực tiếp kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
- Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền ra quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo; kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động tư pháp của cấp mình và cấp dưới, thông báo kết quả cho Viện kiểm sát nhân dân; cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan cho Viện kiểm sát nhân dân.
- Ban hành kết luận kiểm sát, thực hiện quyền kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm báo cáo công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân tối cao được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 31 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định trách nhiệm báo cáo công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân tối cao như sau:
- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm báo cáo Quốc hội công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp.
- Định kỳ 06 tháng và hằng năm, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?