Những đơn vị nhà đài nào sẽ tăng cường tuyên truyền về ATGT, bảo đảm các khung giờ vàng để khán giả dễ theo dõi?
- Những đơn vị nhà đài nào sẽ tăng cường tuyên truyền về ATGT, bảo đảm các khung giờ vàng để khán giả dễ theo dõi?
- Mỗi học kỳ phải tổ chức ít nhất 01 buổi tuyên truyền pháp luật về giao thông với tất cả các đơn vị giáo dục đúng không?
- Yêu cầu Bộ Nội vụ hoàn thành nhiệm vụ nào trong Quý 2/2023 về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ?
Ngày 19/4/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị 10/CT-TTg năm 2023 về tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong tình hình mới.
Những đơn vị nhà đài nào sẽ tăng cường tuyên truyền về ATGT, bảo đảm các khung giờ vàng để khán giả dễ theo dõi?
Trước tiên, để tăng cường tuyên truyền về ATGT đường bộ thì tại điểm c mục 2 Chỉ thị 10/CT-TTg năm 2023 yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo:
- Các cơ quan thông tấn, báo chí trung ương, địa phương và hệ thống thông tin cơ sở tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức, ý thức, kỹ năng tham gia giao thông an toàn của người dân nhằm từng bước xây dựng và hình thành văn hóa giao thông trong toàn dân.
Bên cạnh đó, tại điểm k, l mục 2 Chỉ thị 10/CT-TTg năm 2023 Chính phủ yêu cầu cụ thể với:
- Đài Truyền hình Việt Nam tăng cường thời lượng, ưu tiên bố trí khung giờ tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng tham gia giao thông của người dân; mở chuyên mục tuyên truyền thường xuyên về công tác bảo đảm TTATGT vào các "khung giờ vàng" để khán giả dễ theo dõi.
- Và Đài Tiếng nói Việt Nam chỉ đạo tăng cường tuyên truyền về ATGT đường bộ, cảnh báo, phòng ngừa TNGT đối với các tuyến đường đồi núi hiểm trở, các ngày thời tiết không bảo đảm an toàn, trời mưa trơn trượt, sương mù.
Đồng thời, cũng yêu cầu Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia:
- Tiếp tục phối hợp với cơ quan, đoàn thể tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về giao thông với nội dung, hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với các đối tượng, bảo đảm hiệu quả, thực chất.
- Đánh giá hiệu quả hoạt động của Ủy ban ATGT Quốc gia, Ban ATGT các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong thời gian qua và đề xuất mô hình, chức năng, nhiệm vụ phù hợp với yêu cầu tình hình mới.
Những đơn vị nhà đài nào sẽ tăng cường tuyên truyền về ATGT, bảo đảm các khung giờ vàng để khán giả dễ theo dõi? (Hình internet)
Mỗi học kỳ phải tổ chức ít nhất 01 buổi tuyên truyền pháp luật về giao thông với tất cả các đơn vị giáo dục đúng không?
Tại điểm e mục 2 Chỉ thị 10/CT-TTg năm 2023 Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo:
- Chỉ đạo các Sở Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục phát động phong trào thi đua bảo đảm TTATGT; tổ chức học sinh, sinh viên ký cam kết không vi phạm các quy định về bảo đảm TTATGT và đưa việc chấp hành pháp luật về TTATGT là một tiêu chí phân loại thi đua của nhà trường, giáo viên, đánh giá đạo đức học sinh, sinh viên.
- Phối hợp Bộ Công an và các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật để tuyên truyền, phòng ngừa, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông đường bộ cho học sinh, sinh viên; mỗi học kỳ phải tổ chức ít nhất 01 buổi tuyên truyền pháp luật về giao thông.
Yêu cầu Bộ Nội vụ hoàn thành nhiệm vụ nào trong Quý 2/2023 về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ?
Theo điểm g mục 2 Chỉ thị 10/CT-TTg năm 2023 nhấn mạnh nhiệm vụ của Bộ Nội vụ phải:
- Tổ chức thông tin tuyên truyền, phổ biến, vận động chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ các tổ chức tôn giáo, ban quản lý (người đại diện) các cơ sở tín ngưỡng chấp hành nghiêm chính sách pháp luật về TTATGT; phối hợp với các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội biểu dương, khen thưởng, nhân rộng các mô hình bảo đảm TTATGT đường bộ của các tổ chức tôn giáo.
- Nghiên cứu hướng dẫn đưa nội dung cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người lao động trong cơ quan nhà nước vi phạm pháp luật về giao thông vào các tiêu chí để đánh giá, xếp loại tập thể, cá nhân, đồng thời kiểm điểm, xem xét trách nhiệm của cán bộ và người đứng đầu cơ quan, đơn vị vi phạm (hoàn thành trong Quý II/2023).
Mặt khác, Chính phủ cũng đề ra nhiệm vụ với Bộ Y tế trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ và tăng cường tuyên truyền về ATGT như sau:
- Chỉ đạo tổ chức cứu chữa kịp thời nạn nhân trong các vụ TNGT; xét nghiệm nồng độ cồn, ma túy của người điều khiển phương tiện giao thông trong các vụ TNGT.
- Nghiên cứu, phân tích và tuyên truyền về phòng, chống tác hại của rượu bia đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Hướng dẫn các quy định về ngưỡng nồng độ cồn trong cơ thể.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra các cơ sở khám chữa bệnh đủ điều kiện khám sức khỏe đối với người lái xe, siết chặt quản lý đối với hoạt động này. Khắc phục triệt để tình trạng cấp giấy khám sức khỏe có nội dung không chính xác, cấp khống giấy khám sức khỏe để trục lợi; khi phát hiện các trường hợp vi phạm phải phối hợp cơ quan chức năng xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Những điểm mới của Quy chế bầu cử trong Đảng? Điều khoản thi hành của Quy chế bầu cử trong Đảng?
- Bán vật phẩm ảo trong game, mua vật phẩm trong game giữa những người chơi với nhau từ 25/12/2024 bị cấm đúng không?
- Thuế chống trợ cấp được áp dụng đối với hàng hóa nào? Người khai hải quan kê khai và nộp thuế chống trợ cấp dựa trên căn cứ nào?
- Mẫu đơn đề nghị công nhận ban vận động thành lập hội áp dụng từ ngày 26/11/2024 như thế nào?
- Ngày thứ 6 đen tối là gì? Tại sao có Ngày Thứ 6 đen tối? Ngày thứ 6 đen tối có phải là ngày lễ lớn?