Những điểm khác biệt nào cần lưu ý về Nội quy của chợ trong Dự thảo mới so với quy định hiện hành?
Nội quy chợ theo quy định của Dự thảo gồm những gì?
Theo Điều 10 Dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý chợ (Dự thảo 2) thì tất cả các chợ đều phải có Nội quy chợ để áp dụng trong phạm vi chợ. Nội quy chợ bao gồm những nội dung chính sau đây:
+ Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh tại chợ.
+ Quy định về hàng hoá, dịch vụ kinh doanh tại chợ.
+ Quy định về người đến giao dịch, mua bán tại chợ.
+ Quy định về bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy.
+ Quy định về bảo đảm an ninh, trật tự tại chợ.
+ Quy định về bảo đảm vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm.
+ Yêu cầu về xây dựng chợ văn minh thương mại.
+ Yêu cầu về tổ chức, tham gia các hoạt động văn hóa, xã hội tại chợ.
+ Xử lý vi phạm quy định về nội quy chợ.
- Nội quy chợ phải được niêm yết công khai, rõ ràng trong phạm vi chợ và phải được phổ biến đến thương nhân kinh doanh tại chợ.
- Tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa và các dịch vụ trong phạm vi chợ phải chấp hành quy định của pháp luật và Nội quy chợ.
- Căn cứ vào Khoản 1 Điều này, quy định hiện hành của pháp luật, tình hình thực tiễn của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định các điều khoản cụ thể về Nội quy chợ.
Ngoài ra, theo điểm d khoản 2 Điều 8 Dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý chợ (Dự thảo 2) thì người lập nội quy chợ và người phê duyệt nội quy chợ được đề cập như sau:
"Điều 8. Ban quản lý chợ
...
2. Ban quản lý chợ có nhiệm vụ và quyền hạn:
...
d) Xây dựng Nội quy của chợ theo quy định tại Điều 11 Nghị định này để trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền phê duyệt theo phân cấp quản lý chợ; tổ chức thực hiện Nội quy chợ và xử lý các vi phạm về Nội quy chợ.
..."
03 điểm khác biệt nào cần lưu ý về Nội quy chợ trong Dự thảo so với quy định hiện hành?
Nội quy chợ theo quy định hiện hành gồm những gì?
Theo Điều 10 Nghị định 02/2003/NĐ-CP thì tất cả các chợ đều phải có Nội quy chợ để áp dụng trong phạm vi chợ, bao gồm những nội dung chính sau đây:
+ Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh tại chợ.
+ Quy định về hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại chợ.
+ Quy định về người đến giao dịch, mua bán tại chợ.
+ Quy định về bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy.
+ Quy định về bảo đảm an ninh, trật tự tại chợ.
+ Quy định về bảo đảm vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm.
+ Yêu cầu về xây dựng chợ văn minh thương mại.
+ Yêu cầu về tổ chức, tham gia các hoạt động văn hóa, xã hội tại chợ.
+ Quy định về xử lý các vi phạm tại chợ.
- Nội quy chợ phải được niêm yết công khai, rõ ràng trong phạm vi chợ và phải được phổ biến đến mọi thương nhân kinh doanh tại chợ.
- Mọi tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa và các dịch vụ trong phạm vi chợ đều phải chấp hành Nội quy chợ.
Bên cạnh đó, theo khoản 3 Điều 9 Nghị định 02/2003/NĐ-CP thì người lập nội quy chợ và người phê duyệt nội quy chợ được đề cập như sau:
"Điều 9. Doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ.
Doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ là doanh nghiệp được thành lập, đăng ký kinh doanh và hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật, có trách nhiệm tổ chức thực hiện các quy định dưới đây:
...
3. Xây dựng Nội quy chợ theo quy định tại Điều 10 Nghị định này để trình Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền phê duyệt theo phân cấp quản lý chợ; tổ chức điều hành chợ hoạt động theo Nội quy chợ và xử lý các vi phạm về Nội quy chợ.
..."
So sánh điểm khác nhau giữa Dự thảo và các quy định hiện hành
03 điểm khác biệt cần lưu ý về Nội quy chợ trong Dự thảo so với quy định hiện hành:
Thứ nhất, số lượng các nội dung chính của Dự thảo so với quy định hiện hành không thay đổi, tuy nhiên, việc phổ biến Nội quy chợ đến tất cả mọi thương nhân kinh doanh tại chợ không còn là điều bắt buộc nữa.
Thứ hai, Dự thảo quy định chi tiết hơn về việc tuân thủ pháp luật khi kinh doanh tại chợ, trong khi đó quy định cũ chỉ đề cập về việc chấp hành Nội quy chợ.
Thứ ba, đối tượng lập Nội quy chợ được thay đổi. Trong Dự thảo, Ban quản lý chợ sẽ có trách nhiệm xây dựng Nội quy chợ thay vì doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ lập. Và người có thẩm quyền phê duyệt vẫn giữ nguyên là Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền.
Tải về văn bản Dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý chợ tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?
- Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính phải tuân thủ nguyên tắc gì? Trình tự lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính gồm mấy bước?
- Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?