Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch về di sản văn hóa được quy định như thế nào?
Vị trí, chức năng của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch được quy định như thế nào?
Căn cứ vào Điều 1 Nghị định 01/2023/NĐ-CP quy định vị trí, chức năng của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch như sau:
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch về di sản văn hóa được quy định như thế nào?
Căn cứ vào khoản 6 Điều 2 Nghị định 01/2023/NĐ-CP quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về di sản văn hóa như sau:
- Trình cấp có thẩm quyền thành lập bảo tàng quốc gia, bảo tàng chuyên ngành thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Trình Thủ tướng Chính phủ việc xếp hạng và điều chỉnh khu vực bảo vệ đối với di tích quốc gia đặc biệt; việc đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO):
Công nhận di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh tiêu biểu của Việt Nam là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, ghi danh di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của Việt Nam vào các danh sách di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO;
Việc công nhận bảo vật quốc gia và cho phép đưa bảo vật quốc gia ra nước ngoài để trưng bày, triển lãm, nghiên cứu hoặc bảo quản và phương án xử lý đối với tài sản là di sản văn hóa theo quy định của pháp luật;
- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích và quy hoạch khảo cổ sau khi được phê duyệt;
- Thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch và quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, di tích quốc gia đặc biệt;
- Thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch và quy hoạch di tích quốc gia; thẩm định dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích đối với di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia;
Thẩm định dự án cải tạo, xây dựng công trình nằm ngoài các khu vực bảo vệ di tích mà có khả năng ảnh hưởng xấu đến di tích đối với di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt; thẩm định kế hoạch quản lý di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới phân bố trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Thẩm định và phê duyệt kế hoạch quản lý di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới phân bố trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên;
- Phê duyệt quy chế bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới phân bố trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên;
- Xếp hạng di tích quốc gia, bảo tàng hạng I, điều chỉnh khu vực bảo vệ đối với di tích quốc gia; ghi danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; giao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia cho bảo tàng công lập theo quy định của pháp luật; xác nhận điều kiện đối với việc thành lập bảo tàng quốc gia, bảo tàng chuyên ngành; thỏa thuận xếp hạng bảo tàng hạng II, hạng III theo quy định của pháp luật;
- Cấp phép thăm dò, khai quật khảo cổ; cấp phép đưa di vật, cổ vật ra nước ngoài để trưng bày, triển lãm, nghiên cứu hoặc bảo quản; cấp phép cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam theo quy định của pháp luật;
- Hướng dẫn thủ tục đăng ký di vật, cổ vật và hoạt động của cơ sở giám định cổ vật;
- Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về di sản tư liệu;
- Xây dựng cơ chế, chính sách huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
- Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch về di sản văn hóa được quy định như thế nào?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch về điện ảnh được quy định như thế nào?
Căn cứ vào khoản 8 Điều 2 Nghị định 01/2023/NĐ-CP quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về điện ảnh như sau:
- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chiến lược phát triển ngành điện ảnh sau khi được phê duyệt;
- Tổ chức liên hoan phim quốc gia và quốc tế tại Việt Nam; chấp thuận tổ chức liên hoan phim chuyên ngành, chuyên đề, những ngày phim, tuần phim nước ngoài tại Việt Nam và những ngày phim, tuần phim Việt Nam ở nước ngoài;
- Quản lý việc lưu chiểu, lưu trữ phim và các tư liệu, hình ảnh động được sản xuất trong nước; lưu chiểu phim nước ngoài được phổ biến, phát hành tại Việt Nam;
- Cấp, thu hồi giấy phép trong lĩnh vực điện ảnh thuộc phạm vi thẩm quyền của Bộ theo quy định của pháp luật.
Nghị định 01/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/02/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?
- Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính phải tuân thủ nguyên tắc gì? Trình tự lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính gồm mấy bước?
- Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?