Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban thường vụ đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh, thành phố theo Quy định 257 mới nhất 2025 là gì?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban thường vụ đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh, thành phố theo Quy định 257 mới nhất 2025 là gì?
Căn cứ tại Điều 3 Quy định 257-QĐ/TW năm 2025, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban thường vụ đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh, thành phố như sau:
(1) Quyết định chương trình, kế hoạch công tác của ban thường vụ. Quyết định triệu tập hội nghị đảng uỷ; chỉ đạo chuẩn bị nội dung, chương trình, báo cáo, đề án, dự thảo nghị quyết, kết luận trình đảng uỷ về những vấn đề thuộc thẩm quyền của đảng uỷ theo quy định tại Điều 2 Quy định 257-QĐ/TW năm 2025.
(2) Lãnh đạo, chỉ đạo và kiểm tra, giám sát việc quán triệt, triển khai, tổ chức thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ cấp mình, nghị quyết, chỉ thị, quy định của cấp uỷ cấp mình và cấp trên. Tổ chức thực hiện những quan điểm, chủ trương mới về xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị; chủ động đề xuất với đảng uỷ và cấp uỷ cấp trên những vấn đề lớn, quan trọng của đảng bộ; tham gia với lãnh đạo cơ quan, đơn vị, tổ chức những vấn đề cần thiết, liên quan đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình và của cấp uỷ, tổ chức đảng trực thuộc.
(3) Lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể hoá, tổ chức thực hiện các chủ trương, nghị quyết về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị và công tác tổ chức, cán bộ:
- Quyết định tổ chức thực hiện nhiệm vụ, giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chính trị, tư tưởng và đạo đức. Chỉ đạo công tác học tập lý luận chính trị, tổng kết thực tiễn, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và đấu tranh, phản bác các thông tin, quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc, bịa đặt; công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phòng, chống suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu các cấp.
- Căn cứ quy định, hướng dẫn của cấp trên, lãnh đạo, chỉ đạo các cấp uỷ, tổ chức đảng trực thuộc xây dựng quy chế làm việc, cụ thể hoá chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác phù hợp với tình hình thực tế; ban hành quy định cụ thể hoá chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc của đảng uỷ. Thực hiện chủ trương, giải pháp xây dựng, quản lý, sắp xếp tổ chức bộ máy, biên chế và chính sách cán bộ thuộc thẩm quyền.
- Cho ý kiến vào nội dung văn kiện, phương án nhân sự và chỉ đạo việc tổ chức đại hội các tổ chức đảng, tổ chức chính trị - xã hội trực thuộc.
- Lãnh đạo, chỉ đạo, cụ thể hoá, hướng dẫn, tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu, nhiệm vụ, giải pháp, chủ trương, quyết định về tổ chức bộ máy, cán bộ của đảng uỷ và cấp uỷ trực thuộc; xem xét phê duyệt quy hoạch, giới thiệu ứng cử, chỉ định, chuẩn y đối với nhân sự cấp uỷ của các tổ chức đảng trực thuộc theo thẩm quyền; quyết định đối với cán bộ chuyên trách cơ quan tham mưu, giúp việc của đảng uỷ; chỉ đạo, phối hợp, thực hiện các nội dung công tác cán bộ và quản lý cán bộ khác theo phân công, phân cấp, uỷ quyền của cấp uỷ cấp trên.
- Lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý theo quy định. Gợi ý kiểm điểm và chỉ đạo việc kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân theo thẩm quyền được phân cấp.
- Lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, củng cố, nâng cao chất lượng tổ chức đảng và đảng viên; chất lượng sinh hoạt đảng, tự phê bình và phê bình; quyết định việc kết nạp, kết nạp lại, công nhận đảng viên chính thức, xoá tên đảng viên, vấn đề đảng tịch và rà soát, sàng lọc, đưa những đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng theo quy định.
- Lãnh đạo công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; chỉ đạo thực hiện công tác bảo vệ chính trị nội bộ; quyết định theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền thẩm tra, xác minh, kết luận tiêu chuẩn chính trị cán bộ, đảng viên theo thẩm quyền được phân cấp.
- Lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng; tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát đối với tổ chức đảng, đảng viên theo Điều lệ Đảng và các quy định của Trung ương.
- Đề nghị hoặc cho ý kiến việc xét tặng các danh hiệu thi đua, vinh dự nhà nước theo quy định; quyết định khen thưởng, kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên theo thẩm quyền.
- Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt công tác dân vận và việc xây dựng, thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị, tổ chức; xây dựng tổ chức, đoàn thể cơ quan vững mạnh, đẩy mạnh các phong trào thi đua, phát huy quyền làm chủ, nâng cao vai trò giám sát và phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của các tổ chức, đoàn thể và đoàn viên, hội viên.
(4) Lãnh đạo, chỉ đạo công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số trong Đảng; công tác quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của đảng bộ theo đúng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
(5) Tham gia ý kiến với cấp trên trong việc xây dựng, ban hành chủ trương, chính sách, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, kết luận, quy chế của Đảng.
(6) Quyết định những vấn đề quan trọng khác do các cấp uỷ, tổ chức đảng trực thuộc đề nghị; thực hiện các nhiệm vụ khác do Trung ương, tỉnh uỷ, ban thường vụ tỉnh uỷ và đảng uỷ giao.
(7) Uỷ quyền cho thường trực đảng uỷ thực hiện một số công việc cụ thể thuộc thẩm quyền của ban thường vụ đảng uỷ, đồng thời thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
*Trên đây là "Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban thường vụ đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh, thành phố theo Quy định 257 mới nhất 2025 là gì?".
Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban thường vụ đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh, thành phố theo Quy định 257 mới nhất 2025 là gì? (Hình từ Internet)
Quy định về cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc của đảng uỷ các cơ quan Đảng tỉnh, thành phố?
Căn cứ tại Điều 5 Quy định 257-QĐ/TW năm 2025, cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc của đảng uỷ và điều kiện hoạt động của đảng uỷ các cơ quan Đảng tỉnh, thành phố được quy định như sau:
- Đảng uỷ được lập các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc gồm: Ban tổ chức, cơ quan uỷ ban kiểm tra, ban tuyên giáo và dân vận, văn phòng đảng uỷ; ban thường vụ đảng uỷ ban hành quyết định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc của đảng uỷ theo hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương. Trưởng các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc của đảng uỷ là các đồng chí trong ban thường vụ đảng uỷ kiêm nhiệm; mỗi cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc bố trí tối đa 2 phó trưởng ban chuyên trách và một số công chức chuyên trách công tác đảng.
- Biên chế của các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc đảng uỷ do ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ quyết định trong tổng số biên chế được giao trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và vị trí việc làm; đồng thời, thực hiện nghiêm nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị về tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
- Thành lập đảng bộ (chi bộ) các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc đảng uỷ và Đoàn Thanh niên trực thuộc đảng uỷ các cơ quan Đảng tỉnh; đồng chí phó bí thư chuyên trách đảng uỷ làm bí thư; số lượng, cơ cấu của đảng uỷ (chi uỷ) thực hiện theo quy định, hướng dẫn của Trung ương.
- Đảng uỷ có trụ sở đặt tại cơ quan tỉnh uỷ; có con dấu, tài khoản riêng, được cấp kinh phí, trang bị cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động theo quy định.
Ai có nhiệm vụ chuẩn bị đề án nhân sự Ban thường vụ đảng ủy nhiệm kỳ mới?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Quy chế bầu cử trong Đảng ban hành kèm theo Quyết định 190-QĐ/TW năm 2024 về nhiệm vụ của cấp ủy triệu tập đại hội như sau:
Nhiệm vụ của cấp ủy triệu tập đại hội
1. Chuẩn bị đề án nhân sự đại biểu dự đại hội cấp trên; đề án nhân sự cấp ủy, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư, Ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm ủy ban kiểm tra, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra và các điều kiện để tổ chức hội nghị ban chấp hành lần thứ nhất bầu ban thường vụ, bí thư, phó bí thư, ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm ủy ban kiểm tra cấp mình theo quy định.
2. Tiếp nhận hồ sơ ứng cử vào cấp ủy của đảng viên chính thức không phải là đại biểu đại hội (gửi đến cấp ủy trước khi đại hội chính thức khai mạc chậm nhất là 15 ngày làm việc) để chỉ đạo thẩm tra và chuyển đoàn chủ tịch báo cáo đại hội xem xét, quyết định.
3. Thông báo số lượng đại biểu và phân bổ đại biểu cho các đảng bộ, chi bộ trực thuộc. Chỉ đạo việc bầu cử đại biểu bảo đảm đúng nguyên tắc, thủ tục quy định. Quyết định và thông báo thời gian khai mạc đại hội trước 30 ngày làm việc.
...
Như vậy, cấp ủy triệu tập đại hội chi bộ có nhiệm vụ chuẩn bị đề án nhân sự Ban thường vụ đảng ủy nhiệm kỳ mới.



Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ban quản trị chung cư ký hợp đồng 3 năm với đơn vị quản lý vận hành khi nhiệm kỳ còn 6 tháng được không?
- Tính cạnh tranh có phải là tiêu chí để sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển không?
- Tổ chức phòng chống doping tại Việt Nam được hiểu như thế nào? Thẩm quyền kiểm tra ra sao? Trách nhiệm gồm những gì?
- Viết đoạn văn nêu tình cảm cảm xúc của em về cảnh vật quê hương hay nhất? Dàn ý chi tiết thế nào?
- Xe tải nội bộ công ty có cần đổi từ biển số xe nền màu trắng sang biển số xe nền màu vàng hay không?