Nhận tiền giải quyết chế độ BHYT thì mang theo những giấy tờ gì? Có được nhờ người khác nhận thay không?
Có được nhờ người khác nhận thay tiền giải quyết chế độ BHYT không?
Căn cứ theo nội dung của Nghị định 146/2018/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 104/2022/NĐ-CP và Quyết định 62/QĐ-BYT năm 2023 của Bộ Y tế.
Khi nhận tiền giải quyết chế độ BHYT trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội, trong trường hợp người hưởng chế độ trực tiếp không thể đến nhận thì có thể nhờ người khác nhận thay.
Theo đó, những người có thể nhận thay tiền giải quyết chế độ bảo hiểm y tế bao gồm:
- Thân nhân của người hưởng chế độ bảo hiểm y tế;
- Người giám hộ của người hưởng chế độ bảo hiểm y tế;
- Là người khác không phải là thân nhân hoặc người giám hộ, do người hưởng chế độ nhờ nhận thay.
Nhận tiền giải quyết chế độ BHYT thì mang theo những giấy tờ gì? Có được nhờ người khác nhận thay không? (Hình từ Internet)
Khi đến nhận tiền giải quyết chế độ BHYT thì mang theo những gì?
Căn cứ theo nội dung Hướng dẫn tại Mẫu số 4 Phụ lục Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 62/QĐ-BYT năm 2023, khi đến nhận kết quả là tiền giải quyết chế độ BHYT, viên chức bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả hướng dẫn cá nhân như sau:
(1) Người hưởng chế độ trực tiếp nhận:
Cung cấp các giấy tờ sau:
- Giấy hẹn;
- Thẻ Căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân.
(2) Người khác nhận thay:
- Nếu là thân nhân của người hưởng chế độ bảo hiểm y tế: Cung cấp các giấy tờ sau:
+ Giấy hẹn;
+ Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân:
+ Một trong các giấy tờ chứng minh là thân nhân của người hưởng bảo hiểm y tế sau:
++ Bản sao giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh;
++ Giấy chứng nhận kết hôn;
++ Giấy xác nhận thông tin về cư trú;
++ Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
- Nếu là người giám hộ: Cung cấp các giấy tờ sau:
+ Giấy hẹn;
+ Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân;
+ Giấy tờ chứng minh là giám hộ đương nhiên của người hưởng bảo hiểm y tế:
++ Bản sao giấy khai sinh;
++ Hoặc giấy chứng sinh hoặc Giấy chứng nhận kết hôn;
++ Hoặc Giấy xác nhận thông tin về cư trú;
++ Hoặc Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư).
+ Trong trường hợp không có người giám hộ đương nhiên theo quy định của pháp luật thì cung cấp các giấy tờ sau:
++ Giấy hẹn;
++ Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân;
++ Quyết định công nhận việc giám hộ của cấp có thẩm quyền.
- Nếu không phải là thân nhân hoặc người giám hộ nêu trên:
Cung cấp các giấy tờ sau:
+ Giấy hẹn;
+ Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân;
+ Giấy ủy quyền theo quy định của pháp luật hiện hành.
Như vậy, khi đến nhận tiền giải quyết chế độ bảo hiểm y tế, người nhận sẽ chuẩn bị các giấy tờ nêu trên tùy vào từng trường hợp.
Đối tượng nào được tham gia BHYT miễn phí?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 và khoản 3 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014.
Các đối tượng được chế độ tham gia BHYT miễn phí bao gồm:
- Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
- Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày; người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng;
- Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng;
- Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
- Sỹ quan, quân nhân:
+ Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ;
+ Sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sỹ quan, chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân;
+ Người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an;
- Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước;
- Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước;
- Người có công với cách mạng, cựu chiến binh;
- Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm;
- Trẻ em dưới 6 tuổi;
- Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng;
- Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo;
- Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ;
- Thân nhân của người có công với cách mạng, trừ các đối tượng quy định tại điểm i khoản này;
- Thân nhân của các đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014;
- Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật;
- Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam.
Như vậy, có tổng cộng 17 đối tượng không cần phải đóng phí khi tham gia bảo hiểm y tế. Theo đó, mức phí sẽ do tổ chức bảo hiểm xã hội hoặc ngân sách nhà nước chi trả cho từng đối tượng khác nhau.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?