Nguyên tắc xử lý tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy theo Nghị định 77 mới nhất năm 2025?

Nguyên tắc xử lý tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy theo Nghị định 77 mới nhất năm 2025?

Nguyên tắc xử lý tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy theo Nghị định 77 mới nhất năm 2025?

Căn cứ tại Điều 74 Nghị định 77/2025/NĐ-CP, nguyên tắc xử lý tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy được quy định như sau:

Tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy được ưu tiên xử lý theo các nguyên tắc sau:

(1) Trả lại cho chủ sở hữu nếu xác định được chủ sở hữu hợp pháp.

(2) Trả cho tổ chức, cá nhân tìm thấy tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm trong các trường hợp sau:

- Không có hoặc không xác định được ai là chủ sở hữu hợp pháp.

- Tài sản được tìm thấy không phải là bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật theo quy định của Luật Di sản văn hóa mà có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 229 Bộ luật Dân sự 2015.

(3) Xác lập quyền sở hữu toàn dân và xử lý theo quy định tại Nghị định 77/2025/NĐ-CP đối với các trường hợp sau:

- Tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chim đắm được tìm thấy mà không xác định được chủ sở hữu và có giá trị lớn hơn mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định (tại thời điểm tìm thấy và giao nộp tài sản) sau khi trừ các khoản chi phí hợp lý có liên quan.

- Chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu đối với tải sản, trừ tài sản quy định tại khoản 2 Điều 74 Nghị định 77/2025/NĐ-CP.

- Chủ sở hữu không thanh toán các khoản chi phí có liên quan theo quy định tại khoản 3 Điều 92 Nghị định 77/2025/NĐ-CP.

- Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 2 Điều 74 Nghị định 77/2025/NĐ-CP không đến nhận tài sản hoặc không thanh toán các khoản chi phí có liên quan trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có văn bản thông báo của Sở Tài chính.

(4) Tổ chức, cá nhân tìm thấy tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được thưởng hoặc được hưởng một phần giá trị tài sản được tìm thấy được xác lập sở hữu toàn dân quy định tại khoản 3 Điều 74 Nghị định 77/2025/NĐ-CP trong các trường hợp sau:

- Được thưởng trọng trường hợp ngẫu nhiên tìm thấy và giao nộp tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm là bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật, tài sản thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia hoặc phát hiện và cung cấp thông tin chính xác về tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy.

- Được hưởng một phần giá trị tài sản đối với tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm không phải là bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật, tài sản thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia mà có giá trị lớn hơn mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định (tại thời điểm tìm thấy và giao nộp tài sản) sau khi trừ các khoản chi phí hợp lý có liên quan.

- Tổ chức, cá nhân phát hiện và cung cấp thông tin chính xác về tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy được áp dụng một trong hai quy định tại điểm a, điểm b khoản 4 Điều 74 Nghị định 77/2025/NĐ-CP. Việc áp dụng quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 4 Điều 74 Nghị định 77/2025/NĐ-CP do tổ chức, cá nhân phát hiện và cung cấp thông tin lựa chọn.

*Trên đây là "Nguyên tắc xử lý tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy theo Nghị định 77 mới nhất năm 2025?"

Nguyên tắc xử lý tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy theo Nghị định 77 mới nhất năm 2025?

Nguyên tắc xử lý tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy theo Nghị định 77 mới nhất năm 2025? (Hình từ Internet)

Nguyên tắc xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân?

Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 77/2025/NĐ-CP, nguyên tắc xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân được quy định như sau:

- Việc xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản theo quy định tại Nghị định 77/2025/NĐ-CP phải được lập thành văn bản; bảo đảm trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật trên cơ sở bảo vệ quyền lợi của Nhà nước, tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân có liên quan. Trường hợp cơ quan, người có thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân đồng thời là cơ quan, người có thẩm quyền quyết định phê duyệt phương án xử lý tài sản và đơn vị chủ trì quản lý tài sản đồng thời là cơ quan có trách nhiệm lập phương án xử lý tài sản thì việc xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản được thực hiện đồng thời với việc phê duyệt phương án xử lý tài sản thông qua Quyết định của người có thẩm quyền.

- Việc xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân được thực hiện công khai, minh bạch; mọi hành vi vi phạm phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

- Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân sau khi được xử lý theo các hình thức quy định tại Nghị định 77/2025/NĐ-CP thì việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản sau khi cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân tiếp nhận hoặc mua tài sản được thực hiện theo quy định của các pháp luật có liên quan.

- Việc xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân được lập thành phương án, được cơ quan, người có thẩm quyền quyết định phê duyệt phương án xử lý tài sản. Phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân và quyết định phê duyệt phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân được áp dụng theo mẫu thống nhất quy định tại Nghị định 77/2025/NĐ-CP.

- Trường hợp cơ quan quản lý tài sản công là đơn vị chủ trì quản lý tài sản thì trình tự, thủ tục lập, trình cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, phê duyệt phương án xử lý tài sản thực hiện theo quy định áp dụng đối với đơn vị chủ trì quản lý tài sản.

- Việc xử lý tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu hoặc tài sản là vật chứng vụ án, tài sản của người bị kết án bị tịch thu được thực hiện đối với tài sản của từng vụ việc. Trường hợp giá trị tài sản của một vụ việc dưới 100 triệu đồng thì đơn vị chủ trì quản lý tài sản có thể tổng hợp tài sản của nhiều vụ việc để xử lý một lần trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày có quyết định phê duyệt phương án xử lý tài sản (trừ tài sản là hàng hóa, vật phẩm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 15, điểm a, điểm b khoản 1 Điều 16 Nghị định 77/2025/NĐ-CP).

- Trường hợp tài sản phải thực hiện giám định, kiểm định, kiểm nghiệm, lấy ý kiến của các cơ quan chuyên ngành trước khi đề xuất, lập phương án xử lý hoặc quyết định xử lý thì thời gian giám định, kiểm định, kiểm nghiệm, lấy ý kiến không tính vào thời hạn lập hồ sơ, thời hạn trình, thời hạn phê duyệt phương án xử lý tài sản theo quy định tại Nghị định 77/2025/NĐ-CP.

- Đối với tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm bị tịch thu nhưng đang trong thời gian Tòa án thụ lý giải quyết vụ án hành chính (quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị khởi kiện) thì chưa thực hiện việc xử lý tài sản theo quy định tại Nghị định 77/2025/NĐ-CP, trừ tài sản quy định tại điểm a khoản 1 Điều 15, điểm a, điểm b khoản 1 Điều 16 Nghị định 77/2025/NĐ-CP. Việc xử lý tài sản trong trường hợp này được thực hiện sau khi kết thúc việc giải quyết khởi kiện theo quy định của pháp luật.

- Đối với tài sản do chủ sở hữu tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước Việt Nam quy định tại khoản 6 Điều 3 Nghị định 77/2025/NĐ-CP thông qua hợp đồng tặng cho hoặc hợp đồng chuyển quyền sở hữu khác quy định tại Điều 223 Bộ Luật Dân sự 2015 và các quy định của pháp luật khác có liên quan (nếu có) thì không phải thực hiện thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản theo quy định tại Nghị định 77/2025/NĐ-CP.

- Đối với tài sản quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 77/2025/NĐ-CP không phải ban hành Quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản. Quyết định tịch thu hoặc Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong đó có hình thức xử phạt là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (sau đây gọi là Quyết định xử phạt vi phạm hành chính) của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự là quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản.

Báo cáo về tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 102 Nghị định 77/2025/NĐ-CP, chế độ báo cáo về tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân được quy định như sau:

- Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân phải được kê khai, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công để quản lý thống nhất.

- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định tịch thu hoặc Quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản của người có thẩm quyền hoặc ký Hợp đồng tặng cho hoặc Hợp đồng chuyển quyền sở hữu khác quy định tại Điều 223 Bộ luật Dân sự 2015, đơn vị chủ trì quản lý tài sản thực hiện báo cáo kê khai, cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công.

- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc xử lý tài sản theo phương án xử lý của cơ quan, người có thẩm quyền, đơn vị chủ trì quản lý tài sản thực hiện cập nhật kết quả xử lý tài sản vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công.

- Cơ quan quản lý tài sản công có trách nhiệm báo cáo về tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

- Mẫu biểu báo cáo kê khai tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.

Tài sản chìm đắm Tải về trọn bộ quy định liên quan đến Tài sản chìm đắm:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nguyên tắc xử lý tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy theo Nghị định 77 mới nhất năm 2025?
Pháp luật
Tìm được đồ cổ dưới biển có phải giao nộp lại cho cơ quan Nhà nước không? Khoản tiền mà người tìm được đồ cổ dưới biển nhận được?
Pháp luật
Phương án trục vớt tài sản chìm đắm do chủ sở hữu tài sản lập và thực hiện thì có bao gồm nội dung dự toán chi phí trục vớt hay không?
Pháp luật
Tài sản chìm đắm gây nguy hiểm được phân thành bao nhiêu cấp độ? Tài sản này không xác định được chủ sở hữu thì phải thông báo cho ai?
Pháp luật
Tài sản chìm đắm gây nguy hiểm cấp độ 1 là những tài sản nào? Chủ sở hữu phải tiến hành trục vớt tài sản này khi nào?
Pháp luật
Người ngẫu nhiên vớt được tài sản chìm đắm trên biển thì có được hưởng tiền công trục vớt tài sản hay không?
Pháp luật
Trong việc trục vớt tài sản chìm đắm thì người quản lý tàu có phải chịu trách nhiệm liên đới và thanh toán chi phí liên quan đến việc trục vớt không?
Pháp luật
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông báo mà chủ sở hữu tài sản không yêu cầu nhận lại tài sản thì giải quyết thế nào?
Pháp luật
Tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam được phân loại thành mấy cấp độ?
Pháp luật
Tài sản chìm đắm không xác định được chủ sở hữu nhưng chưa được trục vớt thì việc thanh toán chi phí xử lý tài sản chìm đắm bằng hiện vật được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tài sản chìm đắm
41 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào