Nguyên tắc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí hiện nay của Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện như thế nào?
- Nguyên tắc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí hiện nay của Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện như thế nào?
- Trường hợp thông tin cung cấp cho báo chí có sử dụng tư liệu của một chủ thể khác thì cần lưu ý điều gì?
- Người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí có quyền quyết định thời gian, địa điểm phát ngôn hay không?
Nguyên tắc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí hiện nay của Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại Điều 3 Quy chế ban hành kèm Quyết định 2008/QĐ-BKHCN năm 2022 quy định về Nguyên tắc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí hiện nay như sau:
- Việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí phái bảo đảm kịp thời, chính xác, khách quan và trung thực.
- Đối với những vấn đề phức tạp, nhạy cảm, có ảnh hưởng lớn đối với xã hội, Người phát ngôn, Người được ủy quyền phát ngôn, Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Trưởng Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Cục trưởng các Cục trực thuộc Bộ phải trực tiếp báo cáo và được sự đồng ý của Bộ trưởng trước khi phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.
- Thông tin cung cấp cho báo chí có sử dụng tư liệu của một chủ thể khác thì phải chấp hành nghiêm các quy định về trích dẫn nguồn tin, bài viết trong đó ghi rõ tên tác giả hoặc tên cơ quan của nguồn tin chính thức, thời gian đã đăng, phát thông tin đó. Trường hợp trích dẫn lời phát biểu/phát ngôn phải được sự xác nhận đồng ý của chủ thể phát ngôn.
Như vậy, Nguyên tắc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí hiện nay được quy định như trên.
Nguyên tắc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí hiện nay của Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện như thế nào? (Hình internet)
Trường hợp thông tin cung cấp cho báo chí có sử dụng tư liệu của một chủ thể khác thì cần lưu ý điều gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 3 Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành kèm theo Quyết định 2008/QĐ-BKHCN năm 2022 quy định về nguyên tắc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí như sau:
Nguyên tắc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí
...
3. Thông tin cung cấp cho báo chí có sử dụng tư liệu của một chủ thể khác thì phải chấp hành nghiêm các quy định về trích dẫn nguồn tin, bài viết trong đó ghi rõ tên tác giả hoặc tên cơ quan của nguồn tin chính thức, thời gian đã đăng, phát thông tin đó. Trường hợp trích dẫn lời phát biểu/phát ngôn phải được sự xác nhận đồng ý của chủ thể phát ngôn.
Như vậy, từ quy định trên cho thấy, trong trường hợp thông tin cung cấp cho báo chí có sử dụng tư liệu của một chủ thể khác thì phải chấp hành nghiêm các quy định về trích dẫn nguồn tin, bài viết trong đó ghi rõ tên tác giả hoặc tên cơ quan của nguồn tin chính thức, thời gian đã đăng, phát thông tin đó.
Trường hợp trích dẫn lời phát biểu/phát ngôn phải được sự xác nhận đồng ý của chủ thể phát ngôn.
Người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí có quyền quyết định thời gian, địa điểm phát ngôn hay không?
Căn cứ tại Điều 9 Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành kèm theo Quyết định 2008/QĐ-BKHCN năm 2022 quy định về quyền và trách nhiệm của Người phát ngôn, Người được ủy quyền phát ngôn của Bộ như sau:
Quyền và trách nhiệm của Người phát ngôn, Người được ủy quyền phát ngôn của Bộ
1. Người phát ngôn, Người được ủy quyền phát ngôn có quyền nhân danh, đại diện cho Bộ thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí; quyết định hình thức, thời gian, địa điểm phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.
2. Người phát ngôn, Người được ủy quyền phát ngôn có quyền yêu cầu các đơn vị, cá nhân có liên quan thuộc Bộ cung cấp thông tin, tập hợp thông tin để phát ngôn, cung cấp thông tin định kỳ, đột xuất được quy định chi tiết tại các phụ lục đính kèm Quy chế này.
3. Người phát ngôn, Người được ủy quyền phát ngôn có quyền yêu cầu các cơ quan báo chí đăng tải, phản ánh trung thực nội dung thông tin do mình cung cấp theo quy định của Luật Báo chí và Nghị định số 09/2017/NĐ-CP. Khi có căn cứ cho rằng các tổ chức, công dân và cơ quan báo chí đăng tải thông tin không đúng với thông tin mà mình đã cung cấp, Người phát ngôn, Người được ủy quyền phát ngôn có quyền nêu ý kiến phản hồi bằng văn bản đến cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản báo chí, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí và yêu cầu cơ quan báo chí đó phải đăng tải ý kiến phản hồi, cải chính thông tin hoặc khởi kiện tại Tòa án. Trước khi tiến hành thủ tục khởi kiện, Người phát ngôn, Người được ủy quyền phát ngôn phải báo cáo Bộ trưởng và phối hợp với Vụ Pháp chế, Thanh tra Bộ để thực hiện khởi kiện theo quy định của pháp luật.
4. Người phát ngôn, Người được ủy quyền phát ngôn có trách nhiệm từ chối phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trong các trường hợp sau:
a) Thông tin thuộc danh Mục bí mật nhà nước, bí mật thuộc nguyên tắc và quy định của Đảng, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật;
b) Thông tin về vụ án đang được điều tra hoặc chưa xét xử, trừ trường hợp cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan điều tra cần thông tin trên báo chí những vấn đề có lợi cho hoạt động điều tra và công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm;
...
Như vậy, người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Khoa học và Công nghệ có quyền quyết định hình thức, thời gian, địa điểm phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người dân có được soát người, khám xét người khác khi nghi bị lấy cắp đồ không? Có bị truy cứu TNHS?
- Máy điều hòa có phải là hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không? Thuế suất thuế TTĐB của máy điều hòa là bao nhiêu?
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?