Nguyên tắc biên soạn câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra kiến thức trong thực hiện dự án giáo dục nghề nghiệp được quy định thế nào?

Nguyên tắc biên soạn câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra kiến thức được quy định thế nào? Câu hỏi của anh Bằng đến từ Hà Nội.

Nguyên tắc biên soạn câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra kiến thức được quy định thế nào?

Căn cứ vào tiểu mục 1 Mục I Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 17/2022/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

- Mỗi câu hỏi trắc nghiệm được biên soạn chỉ kiểm tra một nội dung kiến thức thiết yếu theo thành phần và tiêu chí thực hiện của một đơn vị năng lực để đánh giá năng lực đó ở một bậc trình độ kỹ năng nghề.

- Câu hỏi trắc nghiệm được biên soạn phải bảo đảm được tính phân biệt với các câu hỏi trắc nghiệm khác và phù hợp với bậc trình độ kỹ năng nghề. Trong ngân hàng câu hỏi ở 1 bậc trình độ kỹ năng, nội dung các câu hỏi không được trùng nhau.

- Câu hỏi trắc nghiệm được biên soạn dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm đúng (sai) và câu hỏi trắc nghiệm có nhiều sự lựa chọn.

- Câu hỏi trắc nghiệm đúng (sai) có 2 phương án lựa chọn được quy định trước nội dung trả lời đúng (sai) là A và B, được biên soạn để đánh giá kiến thức chuyên môn, kỹ thuật của người lao động theo thành phần và tiêu chí thực hiện của các năng lực thuộc nhóm năng lực cơ bản, năng lực chung ở tất cả các bậc trình độ kỹ năng nghề và thuộc nhóm năng lực chuyên môn ở bậc trình độ kỹ năng nghề bậc 1.

- Câu hỏi trắc nghiệm có nhiều sự lựa chọn có 4 phương án lựa chọn được quy định trước nội dung trả lời câu hỏi là A, B, C và D, được biên soạn để đánh giá kiến thức chuyên môn, kỹ thuật của người lao động theo thành phần và tiêu chí thực hiện của các năng lực thuộc nhóm năng lực chuyên môn ở bậc trình độ kỹ năng nghề từ bậc 2 đến bậc 5.

Theo đó, việc biên soạn câu hỏi trắc nghiệm được thực hiện dựa trên 5 nguyên tắc nêu trên.

Nguyên tắc biên soạn câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra kiến thức trong thực hiện dự án giáo dục nghề nghiệp được quy định thế nào?

Nguyên tắc biên soạn câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra kiến thức trong thực hiện dự án giáo dục nghề nghiệp được quy định thế nào?

Nguyên tắc biên soạn câu hỏi tự luận kiểm tra kiến thức được quy định thế nào?

Căn cứ vào tiểu mục 2 Mục I Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 17/2022/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

NGUYÊN TẮC, YÊU CẦU BIÊN SOẠN CÂU HỎI KIỂM TRA KIẾN THỨC, NGÂN HÀNG BÀI KIỂM TRA THỰC HÀNH
...
2. Nguyên tắc biên soạn câu hỏi tự luận
a) Mỗi câu hỏi tự luận được biên soạn phải tổng hợp kiểm tra đầy đủ nội dung kiến thức thiết yếu theo thành phần và tiêu chí thực hiện của các đơn vị năng lực trong một bậc trình độ kỹ năng nghề.
b) Câu hỏi tự luận chỉ được biên soạn (nếu cần thiết) để đánh giá kiến thức chuyên môn, kỹ thuật của người lao động ở bậc trình độ kỹ năng nghề từ bậc 4 đến bậc 5
c) Câu hỏi tự luận được đánh giá theo thang điểm 100, mỗi câu hỏi là 100 điểm.

Theo đó, mỗi câu hỏi tự luận được biên soạn phải kiểm tra đầy đủ nội dung kiến thức thiết yếu. Chỉ biên soạn câu hỏi tự luận đánh giá kiến thức chuyên môn đối với người lao động có trình độ kỹ năng nghề từ bận 3 đến bậc 5.

Nguyên tắc biên soạn bài kiểm tra thực hành kiểm tra kiến thức được quy định thế nào?

Căn cứ vào tiểu mục 3 Mục I Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 17/2022/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

NGUYÊN TẮC, YÊU CẦU BIÊN SOẠN CÂU HỎI KIỂM TRA KIẾN THỨC, NGÂN HÀNG BÀI KIỂM TRA THỰC HÀNH
...
3. Nguyên tắc biên soạn bài kiểm tra thực hành
a) Bài kiểm tra thực hành được biên soạn phải đảm bảo đánh giá được các kỹ năng quan trọng theo thành phần và tiêu chí thực hiện của các năng lực ở một bậc trình độ kỹ năng nghề.
b) Bài kiểm tra thực hành được biên soạn phải phù hợp với khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia
c) Bài kiểm tra thực hành được biên soạn phải phù hợp với kỹ thuật, công nghệ đang được sử dụng phổ biến tại thời điểm biên soạn.
d) Bài kiểm tra thực hành được biên soạn phải thuận lợi cho việc tổ chức các kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia tại các Tổ chức đánh giá kỹ năng nghề.

Theo như quy định trên thì bài kiểm tra thực hành phải được biên soạn sao cho bảo đảm việc đánh giá các kỹ năng quan trọng và phù hợp với khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia.

Câu hỏi kiểm tra kiến thức phải đáp ứng yêu cầu gì?

Căn cứ vào tiểu mục 4 Mục I Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 17/2022/TT-BLĐTBXH quy định về yêu cầu đối với câu hỏi như sau:

- Đối với câu hỏi trắc nghiệm

+ Mỗi câu hỏi trắc nghiệm chỉ có duy nhất (01) phương án lựa chọn là đúng. Phương án lựa chọn đúng được ký hiệu là phương án A.

+ Đối với câu hỏi trắc nghiệm được biên soạn dưới dạng câu hỏi có nhiều sự lựa chọn, phải bảo đảm các yêu cầu sau:

+ Các phương án lựa chọn trong câu hỏi được biên soạn không được phủ định nhau hoặc gợi ý để có thể biết được phương án lựa chọn đúng với câu hỏi đặt ra;

Không biên soạn các phương án lựa chọn sai rõ rệt hoặc vô nghĩa, không liên quan đến câu hỏi có thể dẫn đến dự đoán được đáp án đúng; Tránh sử dụng các từ có tính tuyệt đối như “tất cả, luôn luôn, nhất định, ...” trong các phương án lựa chọn;

+ Không sử dụng câu phủ định trong phương án lựa chọn khi câu hỏi ở dạng phủ định;

+ Độ dài của các phương án lựa chọn phải tương đương nhau.

- Đối với câu hỏi tự luận: mỗi câu hỏi tự luận được biên soạn phải có yêu cầu, nhiệm vụ người tham dự phải thực hiện; tài liệu, dụng cụ được phép sử dụng khi thực hiện bài kiểm tra; hướng dẫn chấm điểm cụ thể, chi tiết để đảm bảo khách quan trong công tác chấm điểm và các chú ý khác (nếu có).

-Thời gian cần thiết để trả lời mỗi câu hỏi

Với câu hỏi trắc nghiệm đúng (sai), thời gian để trả lời mỗi câu hỏi là 1 phút;

Với câu hỏi trắc nghiệm có nhiều sự lựa chọn, thời gian để trả lời mỗi câu hỏi là 1,5 phút.

Với câu hỏi tự luận, thời gian trả lời mỗi câu hỏi không quá 120 phút.

- Số lượng câu hỏi cần biên soạn.

Số lượng câu hỏi cần biên soạn phải đủ để đánh giá được các kiến thức thiết yếu, nhưng tối thiểu không ít hơn 250 câu hỏi trắc nghiệm hoặc 4 câu hỏi tự luận cho mỗi bậc trình độ kỹ năng nghề. Trong đó, tỷ lệ số lượng câu hỏi trắc nghiệm hoặc tỷ lệ nội dung kiến thức thiết yếu thuộc nhóm năng lực cơ bản chiếm từ 5 - 20%; thuộc nhóm năng lực chung chiếm từ 20 - 25 % và thuộc nhóm năng lực chuyên môn chiếm từ 55 - 75%

- Yêu cầu đối với bài kiểm tra kiến thức:

+ Mỗi bài kiểm tra kiến thức có 60 - 90 câu hỏi trắc nghiệm theo tỷ lệ quy định tại khoản 5 Điều này hoặc 1 câu hỏi tự luận.

+ Bài kiểm tra kiến thức phải đủ độ bao phủ để kiểm tra được các kiến thức thiết yếu theo thành phần và tiêu chí thực hiện của các đơn vị các năng lực của một bậc trình độ kỹ năng nghề.

+ Người tham dự kiểm tra được công nhận là đạt phần kiểm tra kiến thức khi trả lời đúng từ 60% số câu hỏi trắc nghiệm hoặc đạt 60 điểm trở lên với câu hỏi tự luận có thang điểm 100.

Giáo dục nghề nghiệp TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Các trình độ đào tạo giáo dục nghề nghiệp
Pháp luật
Hệ thống giáo dục quốc dân có bao gồm giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật giáo dục?
Pháp luật
Nghề nghiệp là gì? Giáo dục nghề nghiệp trong hệ thống giáo dục quốc dân đào tạo các trình độ nào?
Pháp luật
Giáo dục nghề nghiệp được thực hiện theo hình thức nào? Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp đối với đào tạo trình độ cao đẳng?
Pháp luật
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp ban hành văn bản trái thẩm quyền thì bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
5 tiêu chí chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo dạy trình độ cao đẳng mới theo Thông tư 05/2024/TT-BLĐTBXH thế nào?
Pháp luật
Thông tư 05/2024/TT-BLĐTBXH quy định chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp ra sao?
Pháp luật
6 yêu cầu về giáo trình đào tạo trình độ cao đẳng từ ngày 05/04/2024 là gì? Tải mẫu định dạng giáo trình đào tạo cao đẳng ở đâu?
Pháp luật
Các môn học chung bắt buộc của chương trình đào tạo trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề yêu cầu số tín chỉ là bao nhiêu?
Pháp luật
Vượt quá quy mô tuyển sinh trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp có cần phải đăng ký với cơ quan nhà nước hay không?
Pháp luật
Tư vấn du học trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp không trung thực, chính xác có thể bị phạt tới 20 triệu đồng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giáo dục nghề nghiệp
14,031 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giáo dục nghề nghiệp

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giáo dục nghề nghiệp

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào