Nghị quyết 197/2025/QH15 về cơ chế và chính sách đặc biệt tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật ra sao?

Nghị quyết 197/2025/QH15 về cơ chế và chính sách đặc biệt tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật ra sao?

Nghị quyết 197/2025/QH15 về cơ chế và chính sách đặc biệt tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật ra sao?

Ngày 17/5/2025, Quốc hội ban hành Nghị quyết 197/2025/QH15 về một số cơ chế và chính sách đặc biệt tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật.

>>> TẢI VỀ Toàn văn Nghị quyết 197/2025/QH15 BẢN PDF

Theo đó, Nghị quyết 197/2025/QH15 quy định một số cơ chế, chính sách đặc biệt về tài chính, nguồn nhân lực, phát triển và ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số nhằm tạo đột phá trong xây dựng pháp luật và một số nhiệm vụ, hoạt động tổ chức thi hành pháp luật hỗ trợ trực tiếp cho xây dựng pháp luật.

Đồng thời, căn cứ Điều 2 Nghị quyết 197/2025/QH15 về nhiệm vụ, hoạt động được áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt như sau:

(1) Nghiên cứu chiến lược, chính sách để xây dựng quan điểm, chủ trương, đường lối, định hướng về xây dựng pháp luật tại cơ quan của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

(2) Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và tham gia xây dựng pháp luật quốc tế.

(3) Giải quyết tranh chấp quốc tế và xử lý các vấn đề pháp lý khác phát sinh trong quá trình hội nhập quốc tế.

(4) Theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện, thể chế hóa các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng về công tác xây dựng pháp luật; giám sát văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra, rà soát, hợp nhất, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật và pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật.

(5) Đối thoại, giải quyết kiến nghị, phản ánh khó khăn, vướng mắc về pháp lý của cá nhân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương.

(6) Đánh giá hiệu quả của pháp luật sau ban hành và nhận diện, xử lý tổng thể, đồng bộ những vướng mắc, bất cập có nguyên nhân từ quy định của pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật.

(7) Tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật; thu hút, trọng dụng nhân tài, sử dụng chuyên gia, tổ chức tư vấn trong công tác xây dựng pháp luật và một số nhiệm vụ, hoạt động tổ chức thi hành pháp luật hỗ trợ trực tiếp cho xây dựng pháp luật.

(8) Phát triển và ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số phục vụ đổi mới, hiện đại hóa công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật.

*Trên đây là "Nghị quyết 197/2025/QH15 về cơ chế và chính sách đặc biệt tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật ra sao?"

Nghị quyết 197/2025/QH15 về cơ chế và chính sách đặc biệt tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật ra sao?

Nghị quyết 197/2025/QH15 về cơ chế và chính sách đặc biệt tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật ra sao? (Hình từ Internet)

Chế độ và chính sách đối với người tham gia công tác xây dựng pháp luật theo Nghị quyết 197 2025?

Căn cứ Điều 3 Nghị quyết 197/2025/QH15, chế độ và chính sách đối với người tham gia công tác xây dựng pháp luật được quy định như sau:

- Người trực tiếp, thường xuyên làm công tác tham mưu nghiên cứu chiến lược, chính sách, xây dựng pháp luật tại một số cơ quan, đơn vị được hưởng hỗ trợ hằng tháng bằng 100% mức lương theo hệ số lương hiện hưởng (không bao gồm phụ cấp), bao gồm:

+ Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách;

+ Đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách ở cấp tỉnh;

+ Lãnh đạo, công chức, sĩ quan thuộc lực lượng vũ trang có vị trí việc làm xây dựng pháp luật, pháp chế, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, giải quyết tranh chấp quốc tế, nghiên cứu viên thuộc cơ quan, đơn vị quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị quyết 197/2025/QH15.

Trường hợp cơ quan, đơn vị quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị quyết 197/2025/QH15 có thay đổi về tên gọi, chức năng hoặc mô hình tổ chức của cơ quan, đơn vị thì việc xác định đối tượng được hỗ trợ quy định tại điểm c khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 197/2025/QH15 thực hiện theo quy định của Chính phủ;

+ Đối tượng khác thuộc khối cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền của Đảng quy định;

+ Đối tượng khác thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ và chính quyền địa phương do Chính phủ quy định;

+ Đối tượng không thuộc các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 197/2025/QH15 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định.

Quy định đối tượng khác được hưởng hỗ trợ hằng tháng tại các điểm d, đ và e khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 197/2025/QH15 phải bảo đảm đúng đối tượng là người trực tiếp, thường xuyên làm công tác tham mưu nghiên cứu chiến lược, chính sách, xây dựng pháp luật, phù hợp với các nguyên tắc quy định tại Điều 3 của Nghị quyết 197/2025/QH15.

- Quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 197/2025/QH15 không áp dụng đối với người giữ chức danh, chức vụ lãnh đạo từ Thứ trưởng và tương đương trở lên, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 197/2025/QH15.

- Khoản hỗ trợ hằng tháng quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 197/2025/QH15 được trả cùng kỳ lương và không dùng làm căn cứ để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

- Thu nhập từ công tác xây dựng pháp luật theo quy định tại Nghị quyết 197/2025/QH15 được miễn thuế thu nhập cá nhân và các nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước.

- Trường hợp người quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 197/2025/QH15 thuộc đối tượng được hưởng đồng thời nhiều chính sách hỗ trợ hằng tháng cùng mục đích thì chỉ được hưởng chính sách hỗ trợ cao nhất.

Các nguyên tắc tổ chức thi hành pháp luật?

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Nghị định 80/2025/NĐ-CP quy định 05 nguyên tắc tổ chức thi hành pháp luật gồm:

- Khách quan, toàn diện, công khai, kịp thời, hiệu quả; đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục; có trọng tâm, trọng điểm.

- Bảo đảm sự phối hợp thường xuyên, chặt chẽ, có kiểm tra, giám sát giữa các cơ quan nhà nước, sự tham gia của cá nhân, tổ chức trong tổ chức thi hành pháp luật.

- Bảo đảm sự gắn kết giữa tổ chức thi hành pháp luật với xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật.

- Bảo đảm không cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong tổ chức thi hành pháp luật.

Thi hành pháp luật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nghị quyết 197/2025/QH15 về cơ chế và chính sách đặc biệt tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật ra sao?
Pháp luật
Bộ Tư pháp có thẩm quyền kiểm tra công tác tổ chức thi hành pháp luật của những cơ quan nào? Tổ chức thực hiện kiểm tra ra sao?
Pháp luật
Nghị quyết 116/NQ-CP 2025 dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế và chính sách đặc biệt tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật ra sao?
Pháp luật
Những đối tượng nào được tập huấn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về văn bản quy phạm pháp luật?
Pháp luật
Cho phép viên chức được hành nghề luật sư theo nghiên cứu tại Nghị quyết 66-NQ/TW năm 2025 ra sao?
Pháp luật
5 nguyên tắc tổ chức thi hành pháp luật? Kinh phí cho tổ chức thi hành pháp luật được lấy từ đâu?
Pháp luật
Nghị quyết 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật trong kỷ nguyên mới ra sao?
Pháp luật
Mẫu Báo cáo công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật mới nhất? Báo cáo theo dõi thi hành pháp luật là gì?
Pháp luật
Hướng dẫn viết Báo cáo công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật? Thời gian báo cáo là khi nào?
Pháp luật
Mẫu tổng hợp số liệu Báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mới nhất?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thi hành pháp luật
8 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào