Nghị quyết 116/NQ-CP 2025 dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế và chính sách đặc biệt tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật ra sao?
Nghị quyết 116/NQ-CP 2025 dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế và chính sách đặc biệt tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật?
Ngày 04/5/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 116/NQ-CP năm 2025 về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật.
>>> TẢI VỀ Nghị quyết 116/NQ-CP năm 2025
Trong đó, căn cứ theo Điều 1 Nghị quyết 116/NQ-CP năm 2025, Chính phủ cơ bản thống nhất nội dung dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật do Bộ Tư pháp trình tại Tờ trình 56/TTr-BTP năm 2025.
Giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu tối đa ý kiến của Thành viên Chính phủ, khẩn trương hoàn thiện hồ sơ dự thảo Nghị quyết theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025, bảo đảm các yêu cầu sau:
- Thể chế hóa kịp thời, đầy đủ chủ trương của Đảng về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước tại Nghị quyết 66- NQ/TW năm 2025 của Bộ Chính trị, các chủ trương về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoàn thiện hệ thống pháp luật trong các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng, Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; bảo đảm tính hợp Hiến, tính khả thi của các cơ chế, chính sách được quy định trong dự thảo Nghị quyết.
- Quán triệt tinh thần đổi mới tư duy, cơ chế, chính sách gắn với tăng cường kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ trong công tác xây dựng và thi hành pháp luật.
*Trên đây là "Nghị quyết 116/NQ-CP 2025 dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế và chính sách đặc biệt tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật?"
Nghị quyết 116/NQ-CP 2025 dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế và chính sách đặc biệt tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc tổ chức thi hành pháp luật được quy định ra sao?
Căn cứ theo Điều 2 Nghị định 80/2025/NĐ-CP quy định nguyên tắc tổ chức thi hành pháp luật như sau:
- Khách quan, toàn diện, công khai, kịp thời, hiệu quả; đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục; có trọng tâm, trọng điểm.
- Bảo đảm sự phối hợp thường xuyên, chặt chẽ, có kiểm tra, giám sát giữa các cơ quan nhà nước, sự tham gia của cá nhân, tổ chức trong tổ chức thi hành pháp luật.
- Bảo đảm sự gắn kết giữa tổ chức thi hành pháp luật với xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
- Bảo đảm không cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong tổ chức thi hành pháp luật.
Quản lý nhà nước về tổ chức thi hành pháp luật được quy định thế nào?
Căn cứ theo Điều 16 Nghị định 80/2025/NĐ-CP, quản lý nhà nước về tổ chức thi hành pháp luật được quy định như sau:
(1) Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thống nhất quản lý nhà nước về tổ chức thi hành pháp luật.
(2) Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về tổ chức thi hành pháp luật, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Xây dựng, hoàn thiện pháp luật về tổ chức thi hành pháp luật;
- Chỉ đạo, theo dõi, hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đôn đốc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về công tác tổ chức thi hành pháp luật;
- Xây dựng, vận hành Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật; hướng dẫn việc quản lý, khai thác, sử dụng Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của pháp luật;
- Tổng hợp, báo cáo Chính phủ về tổ chức thi hành pháp luật;
- Xây dựng cơ sở vật chất, kiện toàn tổ chức, bố trí nguồn lực để triển khai việc tổ chức thi hành pháp luật.
(3) Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Phối hợp thực hiện nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện pháp luật về tổ chức thi hành pháp luật;
- Chỉ đạo, theo dõi, hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đôn đốc bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tổ chức thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực;
- Phối hợp quản lý, khai thác, sử dụng Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật;
- Tổng hợp, báo cáo về tổ chức thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc;
- Xây dựng cơ sở vật chất, kiện toàn tổ chức, bố trí nguồn lực để triển khai việc tổ chức thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.
(4) Cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Phối hợp thực hiện nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện pháp luật về tổ chức thi hành pháp luật;
- Tổng hợp, báo cáo về tổ chức thi hành pháp luật thuộc ngành, lĩnh vực được phân công;
- Xây dựng cơ sở vật chất, kiện toàn tổ chức, bố trí nguồn lực để triển khai việc tổ chức thi hành pháp luật thuộc ngành, lĩnh vực được phân công.
(5) Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Phối hợp thực hiện nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện pháp luật về tổ chức thi hành pháp luật;
- Chỉ đạo, theo dõi, hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đôn đốc cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác, Ủy ban nhân dân cấp dưới về tổ chức thi hành pháp luật ở địa phương;
- Phối hợp quản lý, khai thác, sử dụng Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật;
- Tổng hợp, báo cáo về tổ chức thi hành pháp luật ở địa phương;
- Xây dựng cơ sở vật chất, kiện toàn tổ chức, bố trí nguồn lực để triển khai việc tổ chức thi hành pháp luật ở địa phương.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đường thẳng là gì? Tính chất của đường thẳng là gì? Yêu cầu cần đạt của học sinh lớp 2 về đường thẳng ở mức độ nào?
- Các khối diễu binh diễu binh Hà Nội 2 9 2015? Chi tiết các khối diễu binh diễu binh Hà Nội 2 9 2015?
- Tổng hợp bài hát mừng kỷ niệm 135 năm ngày sinh Bác Hồ? Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Bác Hồ người lao động có được nghỉ làm không?
- Mẫu đơn đề nghị phê duyệt Phương án bảo đảm an toàn hàng hải theo Nghị định 34 thay thế Nghị định 58?
- Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công là gì? Quy định sử dụng chung ra sao?