Nghi lễ đón, tiếp Nguyên thủ quốc gia đồng thời là Người đứng đầu Đảng cầm quyền thăm cấp nhà nước theo hai chức danh được tiến hành như thế nào theo quy định mới nhất?
- Nghi lễ đón, tiếp Nguyên thủ quốc gia đồng thời là Người đứng đầu Đảng cầm quyền thăm cấp nhà nước theo hai chức danh là gì?
- Nguyên tắc thực hiện các nghi lễ đón, tiếp Nguyên thủ quốc gia đồng thời là Người đứng đầu Đảng cầm quyền thăm cấp nhà nước theo hai chức danh như thế nào?
- Các nghi lễ đón, tiếp Nguyên thủ quốc gia đồng thời là Người đứng đầu Đảng cầm quyền thăm cấp nhà nước theo hai chức danh được tiến hành như thế nào?
Nghi lễ đón, tiếp Nguyên thủ quốc gia đồng thời là Người đứng đầu Đảng cầm quyền thăm cấp nhà nước theo hai chức danh là gì?
Theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều 3 Nghị định 18/2022/NĐ-CP (có hiệu lực ngày 10/04/2022) về định nghĩa thăm cấp nhà nước như sau:
"Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong phạm vi Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
6. “Thăm cấp nhà nước”, “thăm chính thức”, “thăm làm việc”, “thăm nội bộ”,“thăm cá nhân” là danh nghĩa chuyến thăm của khách cấp cao nước ngoài, chỉ tính chất, mức độ của chuyến thăm:
a) “Thăm cấp nhà nước” là chuyến thăm được áp dụng mức độ nghi lễ nhà nước cao nhất dành cho: Nguyên thủ quốc gia nước khách đồng thời là Người đứng đầu Đảng cầm quyền là khách mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Nguyên thủ quốc gia nước khách là khách mời của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;"
Nghi lễ đón, tiếp Nguyên thủ quốc gia đồng thời là Người đứng đầu Đảng cầm quyền thăm cấp nhà nước theo hai chức danh được tiến hành như thế nào theo quy định mới nhất?
Nguyên tắc thực hiện các nghi lễ đón, tiếp Nguyên thủ quốc gia đồng thời là Người đứng đầu Đảng cầm quyền thăm cấp nhà nước theo hai chức danh như thế nào?
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 18/2022/NĐ-CP (có hiệu lực ngày 10/04/2022) về nguyên tắc thực hiện các nghi lễ đón, tiếp Nguyên thủ quốc gia thăm cấp nhà nước như sau:
"Điều 4. Nguyên tắc thực hiện nghi lễ đối ngoại
1. Cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện nghi lễ đối ngoại phải tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật và thông lệ quốc tế.
2. Việc tổ chức nghi lễ đối ngoại phải được thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống chính trị bao gồm các cơ quan Đảng và Nhà nước, phục vụ yêu cầu chính trị, đối ngoại của Đảng và Nhà nước, khẳng định được vị thế và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với hệ thống chính trị Việt Nam.
3. Cơ quan chủ trì kiến nghị các biện pháp nghi lễ đối ngoại trên cơ sở đối đẳng, có đi có lại; chú trọng xử lý các khác biệt giữa hệ thống chính trị, phong tục, văn hóa Việt Nam với hệ thống chính trị, phong tục, văn hóa nước khách.
4. Các trường hợp đặc biệt thực hiện theo đề án riêng và báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định."
Các nghi lễ đón, tiếp Nguyên thủ quốc gia đồng thời là Người đứng đầu Đảng cầm quyền thăm cấp nhà nước theo hai chức danh được tiến hành như thế nào?
Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 18/2022/NĐ-CP (có hiệu lực ngày 10/04/2022) thì các nghi lễ đón, tiếp Nguyên thủ quốc gia đồng thời là Người đứng đầu Đảng cầm quyền thăm cấp nhà nước theo hai chức danh được tiến hành như sau:
"Điều 7. Đón, tiếp Nguyên thủ quốc gia đồng thời là Người đứng đầu Đảng cầm quyền thăm cấp nhà nước theo hai chức danh
1. Việc đón, tiếp Nguyên thủ quốc gia đồng thời là Người đứng đầu Đảng cầm quyền thăm cấp nhà nước theo lời mời của Tổng Bí thư và Chủ tịch nước được tổ chức như sau:
a) Tổng Bí thư chủ trì lễ đón, hội đàm và chiêu đãi cấp nhà nước Nguyên thủ quốc gia đồng thời là Người đứng đầu Đảng cầm quyền (sau đây gọi là Trưởng đoàn khách);
b) Chủ tịch nước đồng chủ trì chiêu đãi cấp nhà nước cùng với Tổng Bí thư, có hội kiến riêng và mời cơm thân Trưởng đoàn khách.
2. Đón đoàn tại sân bay:
a) Thành phần: Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước hoặc Bộ trưởng tháp tùng, Đại sứ Việt Nam tại nước khách, Phó Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Cục trưởng Cục Lễ tân Nhà nước, Vụ trưởng Vụ Lễ tân Ban Đối ngoại Trung ương, Vụ trưởng Vụ khu vực thuộc Ban Đối ngoại Trung ương, Vụ trưởng Vụ Đối ngoại Văn phòng Chủ tịch nước và Vụ trưởng Vụ khu vực thuộc Bộ Ngoại giao.
b) Nghi thức: thực hiện như đối với Nguyên thủ quốc gia thăm cấp nhà nước quy định tại mục b khoản 1 Điều 6 Nghị định này.
3. Lễ đón cấp nhà nước:
a) Tổng Bí thư chủ trì lễ đón.
b) Thành phần: Phu nhân hoặc Phu quân Tổng Bí thư (nếu Phu nhân hoặc Phu quân Trưởng đoàn nước khách đi cùng), Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước hoặc Bộ trưởng tháp tùng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Đại sứ Việt Nam tại nước khách; lãnh đạo các bộ, ngành tương ứng với thành phần đoàn khách và yêu cầu đón, tiếp;
c) Nghi thức đón:
Tổng Bí thư và Phu nhân hoặc Phu quân đón Trưởng đoàn nước khách và Phu nhân hoặc Phu quân tại nơi đỗ xe của Trưởng đoàn nước khách;
Thiếu nhi tặng hoa Trưởng đoàn nước khách và Phu nhân hoặc Phu quân;
Thiếu nhi vẫy cờ hai nước;
d) Nghi thức duyệt Đội danh dự Quân đội nhân dân Việt Nam:
Tổng Bí thư cùng Trưởng đoàn nước khách bước lên bục danh dự; Phu nhân hoặc Phu quân Tổng Bí thư và Phu nhân hoặc Phu quân Trưởng đoàn nước khách được mời đến vị trí đầu hàng các quan chức Việt Nam;
Quân nhạc cử Quốc thiều nước khách và Quốc thiều Việt Nam; bắn 21 loạt đại bác khi cử Quốc thiều hai nước theo nguyên tắc có đi có lại hoặc theo đề án được duyệt;
Đội trưởng Đội danh dự Quân đội nhân dân Việt Nam chào, báo cáo và mời Trưởng đoàn nước khách duyệt Đội danh dự;
Tổng Bí thư cùng Trưởng đoàn nước khách duyệt Đội danh dự;
Đội danh dự chúc sức khỏe Trưởng đoàn nước khách;
Tổng Bí thư giới thiệu các quan chức Việt Nam tham gia lễ đón với Trưởng đoàn nước khách và Phu nhân hoặc Phu quân. Trưởng đoàn nước khách giới thiệu các thành viên đoàn chính thức với Tổng Bí thư và Phu nhân hoặc Phu quân;
Cục trưởng Cục Lễ tân Nhà nước giới thiệu một số Đại sứ (nếu được mời) với Tổng Bí thư và Phu nhân hoặc Phu quân, Trưởng đoàn nước khách và Phu nhân hoặc Phu quân;
Tổng Bí thư cùng Trưởng đoàn nước khách trở lại bục danh dự. Phu nhân hoặc Phu quân Tổng Bí thư và Phu nhân hoặc Phu quân Trưởng đoàn nước khách được mời vào vị trí phía sau bục danh dự;
Đội danh dự diễu binh;
đ) Sau lễ đón, Tổng Bí thư và Phu nhân hoặc Phu quân cùng Trưởng đoàn nước khách và Phu nhân hoặc Phu quân chụp ảnh lưu niệm;
Tổng Bí thư và Trưởng đoàn nước khách vào phòng gặp hẹp hoặc phòng Hội đàm cấp nhà nước. Phu nhân hoặc Phu quân Tổng Bí thư tiếp riêng Phu nhân hoặc Phu quân Trưởng đoàn nước khách;
Bố trí đội hình tiêu binh danh dự tại sảnh chính.
e) Trong trường hợp thời tiết không thuận lợi, lễ đón chính thức được tổ chức tại Nhà Quốc hội. Không bắn đại bác khi cử Quốc thiều hai nước. Không diễu binh sau khi duyệt Đội danh dự.
4. Gặp hẹp và Hội đàm cấp nhà nước:
a) Tổng Bí thư và Trưởng đoàn nước khách gặp hẹp trước khi hội đàm theo thỏa thuận của hai bên;
b) Tổng Bí thư và Trưởng đoàn nước khách đồng chủ trì hội đàm;
c) Thành phần tham dự phía Việt Nam tương ứng với thành phần chính thức của đoàn khách và yêu cầu của nội dung hội đàm;
d) Trong thời gian gặp hẹp và hội đàm, bố trí gác tiêu binh danh dự.
5. Tiếp xúc cấp cao:
Thu xếp Trưởng đoàn nước khách tiếp xúc cấp cao với Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội và một số lãnh đạo khác theo yêu cầu và điều kiện cụ thể của chuyến thăm.
6. Chiêu đãi cấp nhà nước:
a) Tổng Bí thư và Chủ tịch nước chủ trì tiệc chiêu đãi;
b) Trải thảm đỏ từ cửa phòng tiệc đến nơi đỗ xe của Trưởng đoàn nước khách. Bố trí đội hình tiêu binh danh dự tại sảnh; gác tiêu binh danh dự trước cửa phòng tiệc;
c) Thành phần dự:
Phía Việt Nam: Phu nhân hoặc Phu quân Tổng Bí thư và Phu nhân hoặc Phu quân Chủ tịch nước (nếu Phu nhân hoặc Phu quân Trưởng đoàn nước khách đi cùng), Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, các thành viên Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - nước khách, Chủ tịch Nhóm Nghị sỹ hữu nghị Việt Nam - nước khách, các thành viên tham dự lễ đón, hội đàm cấp nhà nước, các nguyên Đại sứ Việt Nam tại nước khách, một số nhân sĩ, trí thức, đại diện doanh nghiệp có nhiều hợp tác với nước khách cùng dự;
Việc mời thành phần phía Việt Nam dự chiêu đãi cấp nhà nước trên cơ sở tương ứng thành phần đoàn khách và yêu cầu chính trị của chuyến thăm;
Phía khách: các thành viên chính thức, một số tùy tùng, đại diện doanh nghiệp (nếu có) và một số cán bộ ngoại giao của cơ quan đại diện ngoại giao nước khách;
d) Nghi thức:
Quân nhạc cử Quốc thiều nước khách và Quốc thiều Việt Nam mở đầu tiệc chiêu đãi;
Tổng Bí thư đọc diễn văn chào mừng;
Trưởng đoàn nước khách đáp từ;
đ) Tổ chức biểu diễn nghệ thuật chào mừng tại tiệc chiêu đãi.
7. Tiễn đoàn tại sân bay: thành phần và nghi lễ thực hiện như khi đón.
8. Một số biện pháp đặc biệt khác có thể được thực hiện theo đề án lễ tân đón đoàn như đối với Nguyên thủ quốc gia thăm cấp nhà nước quy định tại khoản 7 Điều 6 Nghị định này hoặc theo đề án riêng được cấp có thẩm quyền phê duyệt."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?