Nghị định 59/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở mới nhất thực hiện như thế nào?

Tôi muốn hỏi Nghị định 59/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 như thế nào? - câu hỏi của chị N.L.T (Biên Hòa).

Nghị định 59/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 như thế nào?

Ngày 14/8/2023, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 59/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022

Theo đó, tại Điều 1 Nghị định 59/2023/NĐ-CP có quy định về phạm vi điều chỉnh của Nghị định như sau:

Nghị định này quy định chi tiết khoản 4 Điều 23; khoản 4 Điều 33; khoản 3 Điều 40; khoản 4 Điều 45; khoản 3 Điều 63 và khoản 4 Điều 81 của Luật Thực hiện dân chủ cơ sở 2022, gồm các nội dung sau:

- Tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư, phát biểu lấy ý kiến của hộ gia đình; biểu quyết trực tuyến tại thôn, tổ dân phố để Nhân dân bàn và quyết định; quy trình bầu, cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố; tổ chức hội nghị định kỳ của hội đồng dân cư

- Tổ chức và hoạt động của ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn của Ban giám sát đầu tư đầu tư của cộng đồng

- Tổ chức và hoạt động của ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vi; ở doanh nghiệp nhà nước

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Nghị định 59/2023/NĐ-CP quy định như sau:

Đối tượng áp dụng
1. Nghị định này áp dụng đối với công dân Việt Nam cư trú tại xã, phường, thị trấn, tại thôn, tổ dân phố nơi mình cư trú; cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong cơ quan nhà nước, đơn vị; doanh nghiệp nhà nước và người lao động tại các doanh nghiệp nhà nước.
2. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến thực hiện dân chủ ở cơ sở tại xã, phường, thị trân; trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tại các doanh nghiệp nhà nước.

Theo đó, đối tượng áp dụng của Nghị định này là:

- Công dân Việt Nam cư trú tại xã, phường, thị trấn, tại thôn, tổ dân phố nơi mình cư trú

- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong cơ quan nhà nước, đơn vị; doanh nghiệp nhà nước và người lao động tại các doanh nghiệp nhà nước.

- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến thực hiện dân chủ ở cơ sở tại xã, phường, thị trân; trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tại các doanh nghiệp nhà nước

Nghị định 59/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở mới nhất thực hiện như thế nào?

Nghị định 59/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở mới nhất thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)

Nghị định 59/2023/NĐ-CP có hiệu lực khi nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 28 Nghị định 59/2023/NĐ-CP quy định như sau:

Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2023.
2. Nghị định số 159/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng I1 năm 2016 của Chính phủ quy định chỉ tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Thanh tra về tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân hêt hiệu lực thi hành kê từ ngày 08 tháng § năm 2023.

Theo đó, Nghị định 59/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2023.

Các hành vi bị nghiêm cấm trong thực hiện dân chủ ở cơ sở là gì?

Căn cứ Điều 9 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong thực hiện dân chủ ở cơ sở bao gồm:

- Gây khó khăn, phiền hà hoặc cản trở, đe dọa công dân thực hiện dân chủ ở cơ sở.

- Bao che, cản trở, trù dập hoặc thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo; tiết lộ thông tin về người tố cáo, người cung cấp thông tin về hành vi vi phạm có liên quan đến việc thực hiện dân chủ ở cơ sở.

- Lợi dụng việc thực hiện dân chủ ở cơ sở để thực hiện hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

- Lợi dụng việc thực hiện dân chủ ở cơ sở để xuyên tạc, vu khống, gây mâu thuẫn, kích động bạo lực, phân biệt vùng, miền, giới tính, tôn giáo, dân tộc, gây thiệt hại cho cá nhân, cơ quan, đơn vị, tổ chức.

- Giả mạo giấy tờ, gian lận hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả bàn, quyết định, tham gia ý kiến của công dân.

Đồng thời căn cứ tại Điều 3 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có quy định thực hiện dân chủ ở cơ sở phải đảm bảo những nguyên tắc như sau:

- Bảo đảm quyền của công dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được biết, tham gia ý kiến, quyết định và kiểm tra, giám sát việc thực hiện dân chủ ở cơ sở.

- Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong thực hiện dân chủ ở cơ sở.

- Thực hiện dân chủ ở cơ sở trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm trật tự, kỷ cương, không cản trở hoạt động bình thường của chính quyền địa phương cấp xã, cơ quan, đơn vị, tổ chức có sử dụng lao động.

- Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

- Bảo đảm công khai, minh bạch, tăng cường trách nhiệm giải trình trong quá trình thực hiện dân chủ ở cơ sở.

- Tôn trọng ý kiến đóng góp của Nhân dân, kịp thời giải quyết kiến nghị, phản ánh của Nhân dân.

Dân chủ ở cơ sở
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cản trở công dân thực hiện dân chủ ở cơ sở là hành vi bị nghiêm cấm đúng không? Xử lý hành vi này thế nào?
Pháp luật
Theo Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở, phạm vi thực hiện dân chủ ở cơ sở được quy định như thế nào?
Pháp luật
Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, thời điểm công khai thông tin đối với những lĩnh vực mà pháp luật liên quan chưa có quy định là bao lâu?
Pháp luật
Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, hình thức công khai thông tin ở cơ quan, đơn vị được quy định như thế nào?
Pháp luật
Việc áp dụng pháp luật và quy định chuyển tiếp khi thực hiện Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở được quy định như thế nào?
Pháp luật
Theo Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở, công dân thực hiện việc kiểm tra, giám sát thông qua cơ quan, tổ chức nào?
Pháp luật
Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, trách nhiệm của UBND cấp xã trong tổ chức thực hiện việc công khai thông tin là gì?
Pháp luật
Phổ biến Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở được triển khai thi hành theo hình thức nào vào Quý 2, Quý 3/2023?
Pháp luật
Chế tài khi doanh nghiệp không bổ sung quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật là gì?
Pháp luật
Cơ quan cấp xã phải tiến hành lấy ý kiến nhân dân ít nhất bao nhiêu ngày trước khi đưa ra quyết định?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dân chủ ở cơ sở
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
50,317 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Dân chủ ở cơ sở

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Dân chủ ở cơ sở

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào