Ngạch, bậc Thẩm phán: Sẽ sửa đổi quy định Thẩm phán có 03 cấp và 08 bậc trong Luật Tổ chức tòa án?
Sẽ sửa đổi quy định Thẩm phán có 03 cấp và 08 bậc trong thời gian tới?
Mới nhất, Tòa án nhân dân Tối cao đã có tờ trình và đề cương đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân.
Cụ thể tại Điều 88 đề cương đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, có nêu nội dung như sau:
Ngạch, bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân (sửa đổi, bổ sung Điều 66 LTCTAND)
Sửa đổi, bổ sung các ngạch Thẩm phán theo hướng:
1. Ngạch Thẩm phán Tòa án nhân dân gồm:
a) Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
b) Thẩm phán
c) Thẩm phán dự bị.
2. Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao do Quốc hội phê chuẩn, Chủ tịch nước bổ nhiệm theo đề nghị của Hội đồng Tư pháp Quốc gia;
3. Thẩm phán do Chủ tịch nước bổ nhiệm theo đề nghị của Hội đồng Tư pháp Quốc gia.
4. Thẩm phán dự bị do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức - cán bộ Tòa án nhân dân tối cao để tập làm các công việc của Thẩm phán trước khi được bổ nhiệm Thẩm phán.
5. Thẩm phán bao gồm các bậc từ bậc 01 đến bậc 08.
6. Tại Tòa án nhân dân tối cao có Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán; tại các Tòa án khác có Thẩm phán, Thẩm phán dự bị.
Đồng thời, tại tiểu mục 4.3 Mục IV Tờ trình, Tòa án tối cao đã có đề xuất sửa đổi quy định về ngạch, bậc Thẩm phán như sau:
- Sửa đổi quy định về ngạch, bậc Thẩm phán theo hướng: Thẩm phán Tòa án nhân dân bao gồm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán và Thẩm phán dự bị.
Tại Tòa án nhân dân tối cao có Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán; tại các Tòa án khác có Thẩm phán, Thẩm phán dự bị.
Theo đó, nếu quy định này được thông qua thì sẽ bỏ đi ngạch thẩm phán cao cấp, thẩm phán trung cấp và thẩm phán sơ cấp như hiện nay mà chỉ gọi chung là Thẩm phán.
- Bổ sung quy định về bậc Thẩm phán theo hướng:
+ Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao có 02 bậc, trong đó: bậc 01 (khi được bổ nhiệm làm Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao); bậc 02 (sau 05 năm kể từ ngày được bổ nhiệm Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao).
+ Thẩm phán có 08 bậc, từ bậc 01 đến bậc 08.
+ Thẩm phán dự bị có 01 bậc.
Ngạch, bậc Thẩm phán: Sẽ sửa đổi quy định Thẩm phán có 03 cấp và 08 bậc trong Luật Tổ chức tòa án? (Hình từ Internet)
Ngạch Thẩm phán theo quy định hiện nay có bao gồm thẩm phán dự bị hay không?
Căn cứ Điều 66 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 có quy định như sau:
Các ngạch Thẩm phán
1. Thẩm phán Tòa án nhân dân gồm:
a) Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
b) Thẩm phán cao cấp;
c) Thẩm phán trung cấp;
d) Thẩm phán sơ cấp.
2. Tòa án nhân dân tối cao có Thẩm phán quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
3. Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương có Thẩm phán quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
4. Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương có Thẩm phán quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này.
5. Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, Tòa án quân sự khu vực có Thẩm phán quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều này.
6. Số lượng Thẩm phán cao cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp và tỷ lệ các ngạch Thẩm phán tại mỗi cấp Tòa án do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Theo đó, ngạch thẩm phán hiện nay gồm thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, thẩm phán cao cấp, thẩm phán trung cấp và thẩm phán sơ cấp. Nội dung về thẩm phán dự bị chưa được quy định trong ngạch thẩm phán hiện nay.
Thẩm phán dự bị là ai?
Hiện nay, tại Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 chưa có quy định liên quan đến thẩm phán dự bị. Tuy nhiên có thể tham khảo chế định này tại tờ trình Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân.
- Cụ thể Thẩm phán dự bị là 1 trong những ngạch của thẩm phán.
Tại Điều 88 Đề cương xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, có nêu thẩm phán dự bị do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức - cán bộ Tòa án nhân dân tối cao để tập làm các công việc của Thẩm phán trước khi được bổ nhiệm Thẩm phán.
- Về nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán dự bị cũng được Tòa án tối cao đề xuất bổ sung theo hướng như sau:
Quy định theo hướng Thẩm phán dự bị thực hiện một số nhiệm vụ của Thẩm phán trong giai đoạn chuẩn bị xét xử dưới sự giám sát của Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc; tham gia xét xử nhưng không được chủ tọa phiên tòa, hiên họp giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án.
Tải Tờ trình đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân: tại đây
Tải Đề cương xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân: tại đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy hoạch làm căn cứ để lập dự án đầu tư xây dựng là cơ sở xem xét cấp giấy phép xây dựng gồm những loại quy hoạch nào?
- Bảng tiêu chí và điểm xếp hạng đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực quan hệ lao động theo Thông tư 11?
- Mẫu danh sách đề nghị tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng mới nhất là mẫu nào?
- Lỗi phạt nguội bao lâu thì lên hệ thống 2025? Cách check Biển số xe bị phạt nguội trên csgt vn?
- Cán bộ, công chức, viên chức tinh giản biên chế theo Nghị định 29 được hưởng chế độ chính sách tại Nghị định 178 khi nào?