Mức hỗ trợ bảo vệ rừng sản xuất là rừng tự nhiên trong thời gian đóng cửa rừng giai đoạn 2021-2025 là bao nhiêu?
- Đối tượng rừng và đối tượng được trong việc bảo vệ rừng sản xuất là rừng tự nhiên giai đoạn đóng cửa rừng là gì?
- Tiêu chí để được hỗ trợ bảo vệ rừng sản xuất là rừng tự nhiên trong thời gian đóng cửa là gì?
- Mức hỗ trợ bảo vệ rừng sản xuất là rừng tự nhiên trong thời gian đóng cửa rừng giai đoạn 2021-2025 là bao nhiêu?
- Có mấy phương thức hỗ trợ bảo vệ rừng sản xuất là rừng tự nhiên trong thời gian đóng cửa?
Đối tượng rừng và đối tượng được trong việc bảo vệ rừng sản xuất là rừng tự nhiên giai đoạn đóng cửa rừng là gì?
Căn cứ Thông tư 12/2022/TT-BNNPTNT hướng dẫn hoạt động về lâm nghiệp thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 12/2022/TT-BNNPTNT, khoản 2 Điều 9 Thông tư 12/2022/TT-BNNPTNT, đối tượng rừng sản xuất là rừng tự nhiên trong thời gian đóng cửa rừng và đối tượng được hỗ trợ được xác định như sau:
(1) Đối tượng rừng
- Rừng tự nhiên do công ty lâm nghiệp quản lý;
- Rừng tự nhiên do các Ban quản lý rừng đặc dụng, Ban quản lý rừng phòng hộ, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý tại khu vực nằm ngoài các xã khu vực 2, 3.
(2) Đối tượng được hỗ trợ
- Công ty lâm nghiệp;
- Ban quản lý rừng đặc dụng, Ban quản lý rừng phòng hộ, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, Ủy ban nhân dân cấp xã, thời gian hỗ trợ thực hiện từ năm 2023.
Mức hỗ trợ bảo vệ rừng sản xuất là rừng tự nhiên trong thời gian đóng cửa rừng giai đoạn 2021-2025 là bao nhiêu? (Hình từ internet)
Tiêu chí để được hỗ trợ bảo vệ rừng sản xuất là rừng tự nhiên trong thời gian đóng cửa là gì?
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 9 Thông tư 12/2022/TT-BNNPTNT như sau:
Hỗ trợ bảo vệ rừng sản xuất là rừng tự nhiên trong thời gian đóng cửa rừng
...
3. Tiêu chí được hỗ trợ:
a) Thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất, quyết định giao rừng của cấp có thẩm quyền. Đối với diện tích rừng do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý phải có Quyết định công bố hiện trạng rừng cấp huyện;
c) Được nghiệm thu kết quả bảo vệ rừng.
Như vậy, để được hỗ trợ bảo vệ rừng sản xuất là rừng tự nhiên trong thời gian đóng cửa, các đối tượng phải đáp ứng những tiêu chí nêu trên.
Mức hỗ trợ bảo vệ rừng sản xuất là rừng tự nhiên trong thời gian đóng cửa rừng giai đoạn 2021-2025 là bao nhiêu?
Căn cứ quy định tại Điều 4 Thông tư 21/2023/TT-BTC về hỗ trợ bảo vệ rừng sản xuất là rừng tự nhiên trong thời gian đóng cửa rừng như sau:
Hỗ trợ bảo vệ rừng sản xuất là rừng tự nhiên trong thời gian đóng cửa rừng
1. Đối tượng, tiêu chí, phương thức hỗ trợ thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 5 Điều 9 Thông tư số 12/2022/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Mức hỗ trợ:
a) Công ty lâm nghiệp: 300.000 đồng/ha/năm;
b) Ban quản lý rừng, Ủy ban nhân dân cấp xã: 100.000 đồng/ha/năm;
c) Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, tổ chức được Nhà nước giao rừng sản xuất là rừng tự nhiên: 300.000 đồng/ha/năm.
3. Nội dung chi:
a) Công ty lâm nghiệp, tổ chức được Nhà nước giao rừng sản xuất là rừng tự nhiên: đối với doanh nghiệp Nhà nước thực hiện khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tại địa phương theo quy định tại Điều 3 Thông tư này và các hoạt động bảo vệ rừng khác do chủ rừng quyết định theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp; đối với các tổ chức khác thực hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng theo phương án quản lý rừng bền vững và do chủ rừng quyết định theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp;
b) Ban quản lý rừng: thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Thông tư này;
c) Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư: thực hiện các hoạt động bảo vệ rừng do chủ rừng quyết định theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp;
d) Ủy ban nhân dân cấp xã: chi tổ chức quản lý, bảo vệ rừng đối với diện tích rừng do Ủy ban nhân dân cấp xã trực tiếp quản lý và chi hỗ trợ kinh phí cho việc tổ chức thực hiện các hoạt động chống chặt phá rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08 tháng 02 tháng 2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng.
4. Kinh phí quản lý, kiểm tra, nghiệm thu được tính bằng 7% trên tổng kinh phí của Chương trình hỗ trợ bảo vệ rừng sản xuất là rừng tự nhiên trong thời gian đóng cửa rừng và được bố trí trong tổng kinh phí của Chương trình cấp cho các đơn vị, địa phương thực hiện.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì mức hỗ trợ bảo vệ rừng sản xuất là rừng tự nhiên trong thời gian đóng cửa rừng giai đoạn 2021-2025 được xác định theo từng đối tượng như sau:
- Công ty lâm nghiệp: 300.000 đồng/ha/năm;
- Ban quản lý rừng, Ủy ban nhân dân cấp xã: 100.000 đồng/ha/năm;
- Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, tổ chức được Nhà nước giao rừng sản xuất là rừng tự nhiên: 300.000 đồng/ha/năm.
Có mấy phương thức hỗ trợ bảo vệ rừng sản xuất là rừng tự nhiên trong thời gian đóng cửa?
Căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 9 Thông tư 12/2022/TT-BNNPTNT như sau:
Hỗ trợ bảo vệ rừng sản xuất là rừng tự nhiên trong thời gian đóng cửa rừng
...
5. Phương thức hỗ trợ thực hiện dựa trên kết quả bảo vệ rừng hàng năm:
a) Công ty lâm nghiệp: Được cấp có thẩm quyền nghiệm thu kết quả theo quy định tại Thông tư số 15/2019/TT-BNNPTNT ;
b) Ban quản lý rừng, tổ chức được Nhà nước giao rừng sản xuất là rừng tự nhiên, Ủy ban nhân dân cấp xã: Hỗ trợ hằng năm theo dự toán được cấp thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
c) Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư: Hàng năm, Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì, phối hợp cơ quan kiểm lâm sở tại nghiệm thu, đánh giá kết quả thực hiện bảo vệ rừng đối với từng đối tượng nhận hỗ trợ theo quy định tại Thông tư số 15/2019/TT-BNNPTNT. Kết quả nghiệm thu hàng năm là căn cứ để thanh toán, quyết toán kinh phí.
Như vậy, hiện nay, việc hỗ trợ bảo vệ rừng sản xuất là rừng tự nhiên trong thời gian đóng cửa được thực hiện theo các phương thức trên dựa theo kết quả bảo vệ rừng hàng năm.
Thông tư 21/2023/TT-BTC sẽ có hiệu lực từ ngày 01/6/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?