Một số tình tiết là dấu hiệu định tội theo Dự thảo Nghị quyết hướng dẫn áp dụng một số quy định tại các Điều 347, Điều 348, Điều 349, Điều 350 của Bộ luật Hình sự?
- Một số tình tiết là dấu hiệu định tội theo Dự thảo Nghị quyết hướng dẫn áp dụng một số quy định tại các Điều 347, Điều 348, Điều 349, Điều 350 của Bộ luật Hình sự?
- Đánh giá, sử dụng chứng cứ trong trường hợp không thu được vật chứng được đề xuất như thế nào trong Dự thảo?
- Phạm vị điều chỉnh theo dự thảo Nghị quyết về dấu hiệu định tội tại các Điều 347, Điều 348, Điều 349, Điều 350 Bộ luật Hình sự của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao bao gồm những gì?
Một số tình tiết là dấu hiệu định tội theo Dự thảo Nghị quyết hướng dẫn áp dụng một số quy định tại các Điều 347, Điều 348, Điều 349, Điều 350 của Bộ luật Hình sự?
Tòa án nhân dân tối cao đang dự thảo Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định tại các Điều 347, 348, 349, 350 Bộ luật Hình sự 2015.
Chi tiết Dự thảo Nghị quyết tại đây.
Theo đó, trong Dự thảo có nội dung quy định về một số tình tiết là dấu hiệu định tội như sau:
(1) “Xuất cảnh, nhập cảnh trái phép” quy định tại Điều 347 Bộ luật Hình sự 2015 là hành vi ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, từ nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam không làm hoặc làm không đúng thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định của pháp luật.
Cũng được coi là xuất cảnh, nhập cảnh trái phép đối với hành vi ra hoặc vào lãnh thổ Việt Nam có làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh nhưng chưa được cơ quan quản lý xuất nhập cảnh cho phép do dùng hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC giả.
(2) “Ở lại Việt Nam trái phép” quy định tại Điều 347 Bộ luật Hình sự 2015 là trường hợp người nước ngoài đã nhập cảnh vào Việt Nam đúng quy định của pháp luật nhưng hết thời hạn tạm trú, gia hạn tạm trú, không cấp đổi thẻ thường trú ở Việt Nam mà không được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép.
(3) “Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm” quy định tại Điều 347 Bộ luật Hình sự 2015 là trường hợp trước đó đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi tương ứng như xuất cảnh trái phép nhập cảnh trái phép, ở lại Việt Nam trái phép nhưng chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử phạt hành chính theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính mà lại thực hiện một trong các hành vi quy định tại Điều 347 Bộ luật Hình sự 2015.
(4) “Môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trải phép” quy định tại khoản 1 Điều 348 Bộ luật Hình sự 2015 là hành vi kết nối giữa người có nhu cầu xuất cảnh, nhập cảnh với người nhận môi giới để người có nhu cầu xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép để hưởng các lợi ích vật chất, phi vật chất.
(5) “Môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trải phép” quy định tại khoản 1 Điều 349 Bộ luật Hình sự 2015 là hành vi kết nối giữa người có nhu cầu trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép với người nhận môi giới để người có nhu cầu trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép để hưởng các lợi ích vật chất, phi vật chất.
(6) “Vụ lợi” quy định tại khoản 1 Điều 348 Bộ luật Hình sự 2015 là trường hợp người phạm tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép nhằm đạt được lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất không chính đáng cho mình hoặc cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
(7) “Tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép” quy định tại Điều 348 Bộ luật Hình sự 2015 là hành vi vì động cơ vụ lợi tổ chức, môi giới cho người khác từ Việt Nam ra nước ngoài trái phép chỉ với mục đích đưa người khác qua biên giới.
Ví dụ: A được trả tiền để dẫn 03 người qua đường mòn khu vực biên giới Việt Nam sang Trung Quốc.
(8) "Tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài” quy định tại Điều 349 Bộ luật Hình sự 2015 là hành vi là tổ chức, môi giới cho người khác ra khỏi lãnh thổ Việt Nam với mục đích để người đó trốn ra nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép.
(9) “Trốn đi nước ngoài” quy định tại khoản 1 Điều 349 Bộ luật Hình sự 2015 là hành vi ra khỏi lãnh thổ Việt Nam không đúng quy định của pháp luật nhằm mục đích trốn tránh nghĩa vụ pháp lý mà họ đang phải chịu (truy nã, thi hành bản án, quyết định của Tòa án....) hoặc để lao động, cư trú trái phép ở nước ngoài...; người phạm tội thường thực hiện một chuỗi hành vi, như: Thỏa thuận với khách (chi phí, thời gian, địa điểm đi, đến, phương tiện, thủ đoạn trốn,...).
Ví dụ: A biết B đang bị cấm xuất cảnh, đã thuê người dẫn B qua đường mòn, lối mở để trốn sang Trung Quốc.
Ví dụ: C có mục đích đưa D đi Hàn Quốc để lao động bất hợp pháp nên đã làm thủ tục (thành lập Công ty, làm hồ sơ để D là nhân viên của Công ty, làm Visa cho D,...) để D đi Hàn Quốc và ở lại lao động bất hợp pháp.
(10) “Cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài” quy định tại khoản 1 Điều 350 Bộ luật Hình sự 2015 là hành vi sử dụng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần buộc người khác phải trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái với ý chí hoặc mong muốn của họ.
Một số tình tiết là dấu hiệu định tội theo Dự thảo Nghị quyết hướng dẫn áp dụng một số quy định tại các Điều 347, Điều 348, Điều 349, Điều 350 của Bộ luật Hình sự? (Hình từ Internet)
Đánh giá, sử dụng chứng cứ trong trường hợp không thu được vật chứng được đề xuất như thế nào trong Dự thảo?
Theo dự thảo Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, đối với vụ án liên quan đến việc đánh bắt, khai thác thủy sản trái phép mà không thu được phương tiện, thủy sản là vật chứng của vụ án thì Tòa án phải xem xét, đánh giá những tình tiết được ghi trong biên bản hoạt động kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra trước đó và những chứng khác có liên quan , để làm căn cứ giải quyết vụ án.
Phạm vị điều chỉnh theo dự thảo Nghị quyết về dấu hiệu định tội tại các Điều 347, Điều 348, Điều 349, Điều 350 Bộ luật Hình sự của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao bao gồm những gì?
Dự thảo Nghị quyết dẫn áp dụng một số quy định tại các điều 347, 348, 349 và 350 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 về các tội liên quan đến xuất cảnh, nhập cảnh, trốn đi nước ngoài, ở lại Việt Nam hoặc ở lại nước ngoài trái phép; đánh giá, sử dụng chứng cứ trong trường hợp không thu được vật chứng của vụ án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?