Mẫu thông báo thực hiện bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên mới nhất 2024 là mẫu nào?
- Mẫu thông báo thực hiện bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên mới nhất 2024 là mẫu nào?
- Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong hoạt động bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên thế nào?
- Thông báo hoạt động bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên thực hiện như thế nào?
Mẫu thông báo thực hiện bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên mới nhất 2024 là mẫu nào?
Ngày 16/5/2024, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 55/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Mẫu thông báo thực hiện bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên mới nhất 2024 là Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 55/2024/NĐ-CP như sau:
Tải Mẫu thông báo thực hiện bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên mới nhất 2024: Tải về
Mẫu thông báo thực hiện bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên mới nhất 2024 là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong hoạt động bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên thế nào?
Căn cứ theo Điều 47 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong hoạt động bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên như sau:
Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, khi bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ không tại địa điểm giao dịch thường xuyên với tổng giá trị hơn 10 triệu đồng, tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm sau đây:
- Thông báo đến Ủy ban nhân dân cấp xã tại nơi tổ chức bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ trước khi thực hiện các nội dung sau đây: tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ của tổ chức, cá nhân kinh doanh, địa điểm dự kiến tổ chức bán hàng, nội dung chương trình bán hàng, phương thức bán hàng, giá và sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ;
- Niêm yết công khai thông tin về tổ chức, cá nhân kinh doanh và sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tại địa điểm tổ chức bán hàng;
- Duy trì thông tin liên hệ, giải quyết phản ánh, yêu cầu, khiếu nại của người tiêu dùng trong và sau khi kết thúc bán, cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ;
- Cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực, chính xác về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và hoạt động của tổ chức, cá nhân kinh doanh;
- Nhận lại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bán, cung cấp với điều kiện còn nguyên bao bì, nhãn hàng hóa, tem (nếu có), còn thời hạn sử dụng;
- Giao hóa đơn, chứng từ mua bán, giao nhận sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ;
- Trường hợp hợp đồng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điều này được lập thành văn bản thì tổ chức, cá nhân kinh doanh phải chuyển hợp đồng cho người tiêu dùng.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hợp đồng, người tiêu dùng có quyền quyết định thực hiện hợp đồng hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng đã giao kết và thông báo cho tổ chức, cá nhân kinh doanh.
Trước khi hết thời hạn này, tổ chức, cá nhân kinh doanh không được yêu cầu người tiêu dùng đặt cọc, thanh toán hoặc thực hiện nội dung hợp đồng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Lưu ý:
- Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận thông báo, theo dõi và kiểm tra việc bán hàng của tổ chức, cá nhân kinh doanh theo nội dung đã thông báo quy định tại khoản 1 Điều 47 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023.
- Chính phủ quy định chi tiết trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong hoạt động bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên.
Thông báo hoạt động bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định 55/2024/NĐ-CP quy định về thông báo hoạt động bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên như sau:
Tổ chức, cá nhân kinh doanh thực hiện thông báo đến Ủy ban nhân dân cấp xã tại nơi tổ chức bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo một trong các cách thức sau:
- Qua đường bưu điện;
- Trực tiếp tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã;
- Qua thư điện tử kèm chữ ký số hoặc kèm bản scan thông báo có chữ ký và đóng dấu của tổ chức, cá nhân kinh doanh đến địa chỉ thư điện tử đã được Ủy ban nhân dân cấp xã công bố;
- Sử dụng hệ thống dịch vụ công trực tuyến do Ủy ban nhân dân cấp xã cung cấp.
Lưu ý:
- Hồ sơ thông báo bao gồm 01 thông báo thực hiện bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên theo Mẫu số 10 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 55/2024/NĐ-CP.
- Hồ sơ thông báo phải được gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã tối thiểu 03 ngày làm việc trước khi thực hiện hoạt động (căn cứ theo ngày Ủy ban nhân dân cấp xã nhận ghi trên vận đơn bưu điện hoặc các hình thức có giá trị tương đương trong trường hợp gửi qua đường bưu điện, căn cứ theo ngày ghi trên giấy tiếp nhận hồ sơ trong trường hợp nộp trực tiếp, căn cứ theo thời gian ghi nhận trên hệ thống thư điện tử hoặc căn cứ theo ngày ghi nhận trên hệ thống trong trường hợp nộp qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến).
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dung 2023 có hiệu lực từ ngày 1/7/2024.
Nghị định 55/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/7/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì có được cấp lại không? Ai có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận?
- Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai chỉ số là gì? Quy mô hợp đồng tương lai chỉ số được xác định như thế nào?
- Kết quả của việc đánh giá rủi ro về an toàn trong hoạt động dầu khí được sử dụng vào mục đích gì?
- Tăng hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp của cá nhân lên 15 lần theo quy định mới đúng không?
- Địa điểm làm thủ tục hải quan là địa điểm nào theo quy định Luật Hải quan? Thủ tục hải quan là gì?