Mẫu nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 dành cho học sinh tiểu học mới nhất năm 2024 đầy đủ các lớp?

Tôi muốn hỏi mẫu nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 dành cho học sinh tiểu học đầy đủ các lớp mới nhất năm học 2023 2024? - Câu hỏi của chị N.L.T (Biên Hòa).

Mẫu nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 dành cho học sinh các cấp mới nhất năm học 2023 2024?

>> Xem thêm: Mẫu nhận xét học bạ theo Thông tư 27 lớp 4

>> Xem thêm: Mẫu nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 22

>> Xem thêm: Hướng dẫn minh chứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, tiểu học, THCS, THPT năm 2024

Dưới đây là một số mẫu nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 dành cho học sinh các cấp

Mẫu nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 dành cho học sinh cấp 1

Năng lực chung

1. Tự giác học tập.

2. Ý thức tự phục vụ, tự quản tốt.

3. Chuẩn bị đầy đủ, giữ gìn cẩn thận sách vở, ĐDHT.

4. Vệ sinh cá nhân sạch sẽ.

5. Tích cực tham gia hoạt động nhóm.

6. Nhiệt tình giúp đỡ bạn trong nhóm hoàn thành nhiệm vụ.

7. Biết hợp tác theo nhóm để thảo luận.

8. Mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp.

9. Trình bày ý kiến cá nhân rõ ràng, dễ hiểu.

10. Biết lắng nghe ý kiến nhận xét, góp ý của thầy cô và bạn bè.

11. Biết tự học.

(1) Mẫu nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 dành cho học sinh lớp 1

Tải về

(2) Mẫu nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 dành cho học sinh lớp 2

Tải về

(3) Mẫu nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 dành cho học sinh lớp 3

Tải về

(4) Mẫu nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 dành cho học sinh lớp 4

tải về

Mẫu nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 dành cho học sinh tiểu học đầy đủ các lớp mới nhất năm học 2023 2024?

Mẫu nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 dành cho học sinh tiểu học đầy đủ các lớp mới nhất năm học 2023 2024? (Hình từ Internet)

5 phẩm chất và 10 năng lực cốt lõi của học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 là gì?

Căn cứ theo quy định tại Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có nêu rõ 5 phẩm chất và 10 năng lực cốt lõi của học sinh như sau:

10 các năng lực cốt lõi của học sinh bao gồm:

- Năng lực chung của học sinh:

+ Năng lực tự chủ và tự học

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Năng lực đặc thù của học sinh

+ Năng lực ngôn ngữ

+ Năng lực tính toán

+ Năng lực khoa học

+ Năng lực công nghệ

+ Năng lực tin học

+ Năng lực thẩm mĩ

+ Năng lực thể chất

5 phẩm chất chủ yếu của học sinh các cấp bao gồm:

- Yêu nước

- Nhân ái

- Chăm chỉ

- Trung thực

- Trách nhiệm

Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù của học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 là gì?

Căn cứ theo quy định tại Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có nêu rõ yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù của học sinh như sau:

(1) Năng lực ngôn ngữ

- Năng lực ngôn ngữ của học sinh bao gồm năng lực sử dụng tiếng Việt và năng lực sử dụng ngoại ngữ; mỗi năng lực được thể hiện qua các hoạt động: nghe, nói, đọc, viết.

- Yêu cầu cần đạt về năng lực ngôn ngữ đối với học sinh mỗi lớp học, cấp học được quy định trong chương trình môn Ngữ văn, chương trình môn Ngoại ngữ và được thực hiện trong toàn bộ các môn học, hoạt động giáo dục, phù hợp với đặc điểm của mỗi môn học và hoạt động giáo dục, trong đó môn Ngữ văn và môn Ngoại ngữ là chủ đạo.

(2) Năng lực tính toán

Năng lực tính toán của học sinh được thể hiện qua các hoạt động sau đây:

- Nhận thức kiến thức toán học;

- Tư duy toán học;

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.

Năng lực tính toán được hình thành, phát triển ở nhiều môn học, hoạt động giáo dục, phù hợp với đặc điểm của mỗi môn học và hoạt động giáo dục. Biểu hiện tập trung nhất của năng lực tính toán là năng lực toán học, được hình thành và phát triển chủ yếu ở môn Toán. Yêu cầu cần đạt về năng lực toán học đối với học sinh mỗi lớp học, cấp học được quy định trong chương trình môn Toán.

(3) Năng lực khoa học

Năng lực khoa học của học sinh được thể hiện qua các hoạt động sau đây:

- Nhận thức khoa học;

- Tìm hiểu tự nhiên, tìm hiểu xã hội;

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.

Năng lực khoa học được hình thành, phát triển ở nhiều môn học, hoạt động giáo dục, phù hợp với đặc điểm của mỗi môn học và hoạt động giáo dục, trong đó các môn học chủ đạo là: Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Lịch sử và Địa lí (ở cấp tiểu học); Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lí (ở cấp trung học cơ sở); Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật (ở cấp trung học phổ thông). Chương trình mỗi môn học, hoạt động giáo dục giúp học sinh tiếp tục phát triển năng lực khoa học với mức độ chuyên sâu được nâng cao dần qua các cấp học (năng lực khoa học; năng lực khoa học tự nhiên, năng lực khoa học xã hội; năng lực vật lí, năng lực hóa học, năng lực sinh học; năng lực lịch sử và địa lí, năng lực lịch sử, năng lực địa lí).

Yêu cầu cần đạt về năng lực khoa học đối với học sinh mỗi lớp học, cấp học được quy định trong chương trình các môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Lịch sử và Địa lí (ở cấp tiểu học); Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lí (ở cấp trung học cơ sở); Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật (ở cấp trung học phổ thông).

(4) Năng lực công nghệ

Năng lực công nghệ của học sinh được thể hiện qua các hoạt động sau đây:

- Nhận thức công nghệ;

- Giao tiếp công nghệ;

- Sử dụng công nghệ;

- Đánh giá công nghệ;

- Thiết kế kĩ thuật.

Yêu cầu cần đạt về năng lực công nghệ đối với học sinh mỗi lớp học, cấp học được quy định trong chương trình môn Công nghệ và được thực hiện ở chương trình của nhiều môn học, hoạt động giáo dục, phù hợp với đặc điểm của mỗi môn học và hoạt động giáo dục, trong đó môn Công nghệ là chủ đạo.

(5) Năng lực tin học

Năng lực tin học của học sinh được thể hiện qua các hoạt động sau đây:

- Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông;

- Ứng xử phù hợp trong môi trường số;

- Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông;

- Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học;

- Hợp tác trong môi trường số.

Yêu cầu cần đạt về năng lực tin học đối với học sinh mỗi lớp học, cấp học được quy định trong chương trình môn Tin học và được thực hiện trong toàn bộ các chương trình môn học, hoạt động giáo dục, phù hợp với đặc điểm của mỗi môn học và hoạt động giáo dục, trong đó môn Tin học là chủ đạo.

(6) Năng lực thẩm mĩ

Năng lực thẩm mĩ của học sinh bao gồm năng lực âm nhạc, năng lực mĩ thuật, năng lực văn học; mỗi năng lực được thể hiện qua các hoạt động sau đây:

- Nhận thức các yếu tố thẩm mĩ;

- Phân tích, đánh giá các yếu tố thẩm mĩ;

- Tái hiện, sáng tạo và ứng dụng các yếu tố thẩm mĩ.

Yêu cầu cần đạt về năng lực thẩm mĩ đối với học sinh mỗi lớp học, cấp học được quy định trong chương trình các môn Âm nhạc, Mĩ thuật, Ngữ văn và được thực hiện trong chương trình của nhiều môn học, hoạt động giáo dục, phù hợp với đặc điểm của mỗi môn học và hoạt động giáo dục, trong đó ba môn học đã nêu là chủ đạo.

(7) Năng lực thể chất

Năng lực thể chất của học sinh được thể hiện qua các hoạt động sau đây:

- Chăm sóc sức khỏe;

- Vận động cơ bản;

- Hoạt động thể dục thể thao.

Yêu cầu cần đạt về năng lực thể chất đối với học sinh mỗi lớp học, cấp học được quy định trong chương trình môn Giáo dục thể chất và được thực hiện trong chương trình của nhiều môn học, hoạt động giáo dục, phù hợp với đặc điểm của mỗi môn học và hoạt động giáo dục, trong đó môn Giáo dục thể chất là chủ đạo.

Mẫu nhận xét năng lực phẩm chất
Chương trình giáo dục phổ thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Biện pháp tu từ là gì? Các biện pháp tu từ trong văn học? Tác dụng của các loại biện pháp tu từ?
Pháp luật
Viết đoạn văn ngắn khoảng 5 7 câu với chủ đề sách là để đọc không phải để trưng bày? Trình bày suy nghĩ về vấn đề sách là để đọc chứ không phải để trưng bày?
Pháp luật
5 mẫu viết bài văn giới thiệu một cuốn sách yêu thích ngữ văn lớp 8? Viết bài văn giới thiệu một cuốn sách yêu thích?
Pháp luật
Peter Pan là ai? Peter Pan ý nghĩa? Peter Pan có lớn không? Viết đoạn văn về Peter Pan ngắn gọn?
Pháp luật
Mẫu đoạn văn kết bài phân tích bài thơ Tây Tiến cho học sinh lớp 12? Học sinh lớp 12 được chọn những môn nào cho bài thi tự chọn tốt nghiệp THPT?
Pháp luật
Viết một đoạn văn ngắn kể về một người lao động trí óc mà em biết? Văn tả người lao động trí óc lớp 5?
Pháp luật
Công thức tính độ tan lớp 8? Học sinh lớp 8 cần đạt yêu cầu gì khi học phần nồng độ dung dịch theo quy định?
Pháp luật
Viết về ngôi trường mơ ước bằng tiếng Anh ngắn gọn lớp 6? Hãy nói về ngôi trường mơ ước của em bằng tiếng Anh lớp 6?
Pháp luật
10+ Mẫu viết đoạn văn về cách ứng xử trong cuộc sống hay? Yêu cầu cần đạt về viết đoạn văn ngắn?
Pháp luật
Tóm tắt truyện Peter Pan? Các nhân vật trong Peter Pan? Học sinh trung học cơ sở có quyền và nhiệm vụ gì?
Pháp luật
Nghị luận về tình yêu quê hương đất nước hay nhất? Viết đoạn văn 200 chữ về tình yêu quê hương đất nước?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Mẫu nhận xét năng lực phẩm chất
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
75,913 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Mẫu nhận xét năng lực phẩm chất Chương trình giáo dục phổ thông

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Mẫu nhận xét năng lực phẩm chất Xem toàn bộ văn bản về Chương trình giáo dục phổ thông

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào