Mẫu đơn xin nghỉ việc 1 ngày mới nhất đầy tính thuyết phục năm 2024? Mẫu đơn xin nghỉ phép viết tay chuẩn?
- Mẫu đơn xin nghỉ việc 1 ngày mới nhất đầy tính thuyết phục năm 2024? Mẫu đơn xin nghỉ phép viết tay chuẩn?
- Người lao động được nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương trong trường hợp nào?
- Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương có được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động không?
Mẫu đơn xin nghỉ việc 1 ngày mới nhất đầy tính thuyết phục năm 2024? Mẫu đơn xin nghỉ phép viết tay chuẩn?
Mẫu đơn xin nghỉ việc 1 ngày mới nhất đầy tính thuyết phục năm 2024 (Mẫu đơn xin nghỉ phép viết tay chuẩn) như sau:
Tải về mẫu đơn xin nghỉ việc 1 ngày mới nhất đầy tính thuyết phục năm 2024 (Mẫu đơn xin nghỉ phép viết tay chuẩn).
Đơn xin nghỉ phép thường bao gồm các thông tin sau: Tiêu đề và ngày viết đơn. Tên đơn: “Đơn xin nghỉ phép”. Phần kính gửi: Địa chỉ đơn vị hoặc bộ phận nhận đơn. Thông tin cá nhân: Họ và tên, ngày sinh, địa chỉ, đơn vị công tác và chức vụ, số điện thoại. Lý do xin nghỉ phép: Trình bày ngắn gọn lý do cần nghỉ phép, như vấn đề gia đình hoặc nhu cầu nghỉ ngơi. Thời gian nghỉ: Ghi rõ ngày bắt đầu và kết thúc nghỉ, cũng như ngày dự kiến trở lại công việc. Bàn giao công việc: Đề cập đến việc bàn giao công việc cho người thay thế trong thời gian nghỉ phép. Ký tên và ghi rõ thông tin liên quan: Người làm đơn và các bộ phận liên quan. Chú ý khi viết đơn - Ngôn ngữ trang trọng, bố cục hợp lý, cách viết mạch lạc, rõ ràng; sử dụng kính ngữ hợp lý. - Phần trọng tâm đơn xin nghỉ phép 1 ngày thuyết phục là phần lý do, như: Ốm đau; gia đình có việc; người nhà ốm; nhà có hiếu, hỉ; con ốm... (Lý do phải trung thực). |
Mẫu đơn xin nghỉ việc 1 ngày mới nhất đầy tính thuyết phục năm 2024? Mẫu đơn xin nghỉ phép viết tay chuẩn? (Hình từ Internet)
Người lao động được nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương trong trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Như vậy, người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
- Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
- Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
Chú ý:
- Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
- Ngoài ra, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương có được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động
1. Thời gian học nghề, tập nghề theo quy định tại Điều 61 của Bộ luật Lao động nếu sau khi hết thời gian học nghề, tập nghề mà người lao động làm việc cho người sử dụng lao động.
2. Thời gian thử việc nếu người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi hết thời gian thử việc.
3. Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương theo khoản 1 Điều 115 của Bộ luật Lao động.
4. Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng trong một năm.
5. Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng.
6. Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng trong một năm.
7. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
8. Thời gian thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà được tính là thời gian làm việc theo quy định của pháp luật.
9. Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động.
10. Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc nhưng sau đó được kết luận là không vi phạm hoặc không bị xử lý kỷ luật lao động.
Như vậy, nếu thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương thuộc trường hợp sau:
- Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
- Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
Thì thời gian này được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Mẫu bài phát biểu chia tay CBCCVC nghỉ hưu sớm do chính sách tinh giản biên chế? Tham khảo mẫu?
- Bài phát biểu tổng kết cuối năm của công ty hay và ý nghĩa? Mẫu bài phát biểu tổng kết cuối năm ngắn gọn?
- Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô xe máy 2025 thế nào? Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô, xe máy mới nhất?