Mẫu Biên bản kiểm toán lĩnh vực an ninh quốc phòng mới nhất như thế nào? Biên bản kiểm toán này được lập trên những nguyên tắc nào?
Mẫu Biên bản kiểm toán lĩnh vực an ninh quốc phòng mới nhất như thế nào?
Mẫu Biên bản kiểm toán lĩnh vực an ninh quốc phòng mới nhất là Mẫu số 01/BBKT-ĐB Mục lục ban hành kèm theo Quyết định 01/2023/QĐ-KTNN.
Biên bản kiểm toán lĩnh vực an ninh quốc phòng dùng cho Tổ kiểm toán ghi chép, xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán về các nội dung kiểm toán theo Kế hoạch kiểm toán đã được phê duyệt, làm căn cứ pháp lý cho việc lập Báo cáo kiểm toán và Thông báo kết quả kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán chi tiết.
Tải Mẫu Biên bản kiểm toán lĩnh vực an ninh quốc phòng mới nhất Tại đây.
Mẫu Biên bản kiểm toán lĩnh vực an ninh quốc phòng mới nhất như thế nào? Biên bản kiểm toán này được lập trên những nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Biên bản kiểm toán lĩnh vực an ninh quốc phòng được lập trên những nguyên tắc nào?
Nguyên tắc thực hiện Biên bản kiểm toán lĩnh vực an ninh quốc phòng được xác lập tại Mẫu số 01/BBKT-ĐB Mục lục ban hành kèm theo Quyết định 01/2023/QĐ-KTNN. Cụ thể:
- Biên bản kiểm toán được lập khi thực hiện kiểm toán các nội dung kiểm toán tại các đơn vị có trong quyết định kiểm toán.
+ Trường hợp Đoàn kiểm toán thành lập các Tổ kiểm toán: Mỗi Tổ kiểm toán thực hiện kiểm toán một số nội dung công việc tại cùng một đơn vị hoặc mỗi Tổ kiểm toán thực hiện tại các đơn vị khác nhau thì tại mỗi đơn vị mỗi Tổ kiểm toán lập 01 Biên bản kiểm toán về các nội dung công việc được giao.
+ Trường hợp Đoàn kiểm toán không lập Tổ kiểm toán thì lập Biên bản kiểm toán của Đoàn kiểm toán (khi đó thay các cụm từ “Tổ kiểm toán” thành “Đoàn kiểm toán” và thành phần ký Biên bản kiểm toán là Trưởng đoàn kiểm toán và Đại diện đơn vị được kiểm toán).
- Biên bản kiểm toán phải được lập khi kết thúc kiểm toán tại đơn vị, thông qua đơn vị được kiểm toán, hoàn thiện phát hành trước khi lập Báo cáo kiểm toán.
- Trưởng đoàn kiểm toán ký và chịu trách nhiệm về tính chính xác của Biên bản kiểm toán. Kiểm toán trưởng có trách nhiệm soát xét, chỉ đạo về nội dung của Biên bản kiểm toán.
- Đoàn kiểm toán gửi dự thảo Biên bản kiểm toán cho Tổ Kiểm soát chất lượng kiểm toán trước khi gửi cho đơn vị để lấy ý kiến hoặc tổ chức thông qua dự thảo Biên bản kiểm toán. Kiểm toán trưởng trực tiếp xem xét (hoặc giao cho Tổ Kiểm soát chất lượng kiểm toán soát xét, lập báo cáo gửi Kiểm toán trưởng) để chỉ đạo Trưởng đoàn, Tổ trưởng.
- Biên bản kiểm toán được lập trên cơ sở tổng hợp các Biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán của tất cả các KTV trong Tổ kiểm toán. Biên bản này không thay thế cho các Biên bản xác nhận của từng KTV.
- Tổ kiểm toán phải phản ánh đầy đủ kết quả kiểm toán. Các ý kiến xác nhận, đánh giá của Tổ kiểm toán phải thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán, KTV lập Biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán với đơn vị để lưu trữ trong hồ sơ kiểm toán.
Trường hợp Biên bản kiểm toán của Tổ kiểm toán có những nội dung (có sai sót, sai phạm, chênh lệch số liệu) khác với hoặc chưa có trong Biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán của các kiểm toán viên thì Tổ kiểm toán phải thu thập bằng chứng có liên quan (bảng tính toán số liệu, bản gốc hoặc bản photo hoá đơn, chứng từ, văn bản…) để lưu đầy đủ cùng Biên bản kiểm toán này trong hồ sơ kiểm toán.
- Người ký Biên bản kiểm toán bên KTNN là: Tổ trưởng Tổ kiểm toán và Trưởng đoàn kiểm toán.
Trường hợp Tổ kiểm toán không thống nhất với ý kiến của đơn vị được kiểm toán thì đơn vị có cần phải giải trình bằng văn bản không?
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 17 Quy trình ban hành kèm theo Quyết đinh 02/2020/QĐ-KTNN như sau:
Lập và thông qua biên bản kiểm toán của Tổ kiểm toán với đơn vị được kiểm toán
...
3. Thông qua dự thảo biên bản kiểm toán của Tổ kiểm toán tại đơn vị kiểm toán chi tiết
...
b) Trường hợp Tổ kiểm toán không thống nhất với các ý kiến giải trình và đề nghị của đơn vị được kiểm toán hoặc vượt quá thẩm quyền, Tổ trưởng phải yêu cầu Thủ trưởng đơn vị được kiểm toán có ý kiến giải trình bằng văn bản, báo cáo Trưởng đoàn xem xét, quyết định. Trong trường hợp còn có ý kiến khác với ý kiến kết luận của Trưởng đoàn thì Tổ kiểm toán được quyền bảo lưu ý kiến theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán nhà nước.
Như vậy, theo quy định trên thì trong trường hợp Tổ kiểm toán không thống nhất với các ý kiến của đơn vị được kiểm toán, Tổ trưởng phải yêu cầu Thủ trưởng đơn vị được kiểm toán có ý kiến giải trình bằng văn bản, báo cáo Trưởng đoàn xem xét, quyết định.
Quyết định 01/2023/QĐ-KTNN sẽ có hiệu lực từ ngày 25/02/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?
- Hướng dẫn lập Bảng cân đối tài khoản kế toán hợp tác xã chi tiết? Quyền của hợp tác xã được quy định như thế nào?
- Cá nhân kinh doanh khai sai căn cứ tính thuế không bị xử phạt hành chính trong trường hợp nào theo quy định?
- Lịch bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 như thế nào? Thời gian bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 ra sao?
- Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức áp dụng từ 20 11 2024 theo Quyết định 2410 QĐ-NHNN?