Mẫu báo cáo định kỳ của doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục phương tiện thiết bị phải dán nhãn năng lượng được quy định như thế nào?
- Cơ sở sản xuất, nhập khẩu phương tiện, thiết bị thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng phải thực hiện chế độ báo cáo gì?
- Báo cáo của doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu phương tiện, thiết bị thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn được thực hiện khi nào?
- Mẫu báo cáo định kỳ của doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục phương tiện thiết bị phải dán nhãn năng lượng được quy định như thế nào?
- Sản xuất, nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng không thực hiện báo cáo hằng năm bị xử phạt như thế nào?
Cơ sở sản xuất, nhập khẩu phương tiện, thiết bị thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng phải thực hiện chế độ báo cáo gì?
Đối với các cơ sở sản xuất phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng, căn cứ Điều 20 Nghị định 21/2011/NĐ-CP quy định các cơ sở này có trách nhiệm hàng năm gửi báo cáo Sở Công thương tại địa phương các nội dung sau:
- Tên cơ sở, địa chỉ.
- Chủng loại phương tiện, thiết bị và số lượng từng loại phương tiện, thiết bị đã bán.
- Hiệu suất năng lượng của từng loại phương tiện, thiết bị.
Sau đó, Sở Công thương tiếp nhận tổng hợp thông tin báo cáo của các cơ sở sản xuất phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng tại địa phương gửi Bộ Công thương trước ngày 31 tháng 3 năm tiếp theo.
Còn đối với các doanh nghiệp nhập khẩu phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng, căn cứ Điều 21 Nghị định 21/2011/NĐ-CP quy định các cơ sở này có trách nhiệm hàng năm gửi báo cáo Sở Công thương tại địa phương các nội dung sau:
- Tên cơ sở, địa chỉ.
- Chủng loại phương tiện, thiết bị; nước sản xuất và số lượng từng loại phương tiện, thiết bị nhập khẩu.
- Hiệu suất năng lượng của từng loại phương tiện, thiết bị.
- Loại phương tiện, thiết bị có chứng chỉ về hiệu suất năng lượng đã được cấp tại nước sản xuất.
Đồng thời, Sở Công thương tiếp nhận và tổng hợp báo cáo của các doanh nghiệp nhập khẩu phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng tại địa phương gửi Bộ Công thương trước ngày 31 tháng 3 năm tiếp theo.
Mẫu báo cáo định kỳ của doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục phương tiện thiết bị phải dán nhãn năng lượng được quy định như thế nào?(Hình từ Internet)
Báo cáo của doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu phương tiện, thiết bị thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn được thực hiện khi nào?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 36/2016/TT-BCT (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 4 Thông tư 42/2019/TT-BCT) quy định như sau:
Kiểm tra, giám sát thực hiện dán nhãn năng lượng
1. Định kỳ hoặc đột xuất, Bộ Công Thương phối hợp với các cơ quan có liên quan tiến hành kiểm tra việc dán nhãn năng lượng của doanh nghiệp.
2. Trước ngày 15 tháng 01 hằng năm, doanh nghiệp thực hiện dán nhãn năng lượng có trách nhiệm lập báo cáo bằng văn bản gửi Bộ Công Thương (Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững) và Sở Công Thương theo phương thức trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính về số lượng, chủng loại phương tiện, thiết bị đã được sản xuất, tiêu thụ và được dán nhãn năng lượng trong năm liền kề trước kỳ báo cáo theo mẫu báo cáo tại Phụ lục 3
3. Trước ngày 15 tháng 01 hằng năm, các tổ chức thử nghiệm có trách nhiệm lập báo cáo bằng văn bản gửi Bộ Công Thương (Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững) theo phương thức trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính về số lượng, chủng loại phương tiện, thiết bị đã được thử nghiệm để dán nhãn năng lượng trong năm liền kề trước kỳ báo cáo theo mẫu tại Phụ lục 4.
Theo đó, hằng năm trước ngày 15 tháng 01, doanh nghiệp có trách nhiệm lập báo cáo bằng văn bản gửi Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững và Sở Công Thương theo phương thức trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính về số lượng, chủng loại phương tiện, thiết bị đã được sản xuất, tiêu thụ và được dán nhãn năng lượng trong năm liền kề trước kỳ báo cáo.
Mẫu báo cáo định kỳ của doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục phương tiện thiết bị phải dán nhãn năng lượng được quy định như thế nào?
Hiện nay, mẫu báo cáo định kỳ của doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu phương tiện, thiết bị thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng được quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 36/2016/TT-BCT như sau:
Xem mẫu báo cáo định kỳ của doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu phương tiện, thiết bị thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng: Tại đây.
Sản xuất, nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng không thực hiện báo cáo hằng năm bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ Điều 30 Nghị định 134/2013/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 35 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP) có quy định như sau:
Vi phạm quy định về dán nhãn năng lượng và sử dụng nhãn năng lượng
1. Xử phạt đối với hành vi không thực hiện dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng như sau:
a) Phạt cảnh cáo đối với vi phạm lần đầu;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng trong trường hợp tái phạm.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo hoặc báo cáo không trung thực với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về số lượng, chủng loại phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng được sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh, phân phối.
...
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên phương tiện, thiết bị hoặc bao bì đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này;
b) Buộc thu hồi sản phẩm đã dán nhãn năng lượng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này.
Như vậy, khi sản xuất, nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng mà không thực hiện báo cáo hằng năm về việc dán nhãn có thể bị xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Mức phạt này được áp dụng đối với cá nhân, đối với tổ chức mức phạt này là gấp đôi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người yêu cầu cấp dưỡng khởi kiện thì có phải được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí hay không?
- Tranh chấp lao động tập thể về quyền là gì? Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền?
- Bị vu khống trộm cắp tài sản xử lý như thế nào? Vu khống người khác trộm cắp tài sản có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Giáng sinh ngày mấy tháng mấy? Lễ Giáng sinh là lễ lớn ở Việt Nam? Công dân có những quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nào?
- Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng hoạt động theo chế độ gì? Thành phần tham gia xác minh, kiểm tra hiện trường thanh lý rừng trồng?