Chế độ báo cáo định kỳ của Ngân hàng Nhà nước gồm những nội dung nào? Thời hạn gửi báo cáo định kỳ của Ngân hàng Nhà nước khi nào?
Chế độ báo cáo định kỳ của Ngân hàng Nhà nước gồm những nội dung nào?
Chế độ báo cáo định kỳ của Ngân hàng Nhà nước gồm những nội dung được quy định tại Điều 4 Thông tư 09/2019/TT-NHNN như sau:
Nội dung chế độ báo cáo định kỳ
Chế độ báo cáo định kỳ của Ngân hàng Nhà nước phải bao gồm đầy đủ các nội dung thành phần nêu tại các khoản từ khoản 1 đến khoản 9 Điều 7 Nghị định số 09/2019/NĐ-CP, trừ trường hợp có quy định khác tại các văn bản của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và phải quy định cụ thể đơn vị nhận báo cáo thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước.
Theo đó tại Điều 7 Nghị định 09/2019/NĐ-CP như sau:
Nội dung chế độ báo cáo
Nội dung chế độ báo cáo bao gồm các thành phần sau:
1. Tên báo cáo;
2. Nội dung yêu cầu báo cáo;
3. Đối tượng thực hiện báo cáo;
4. Cơ quan nhận báo cáo;
5. Phương thức gửi, nhận báo cáo;
6. Thời hạn gửi báo cáo;
7. Tần suất thực hiện báo cáo;
8. Thời gian chốt số liệu báo cáo;
9. Mẫu đề cương báo cáo;
Như vậy, theo quy định trên thì chế độ báo cáo định kỳ của Ngân hàng Nhà nước gồm những nội dung sau:
- Tên báo cáo;
- Nội dung yêu cầu báo cáo;
- Đối tượng thực hiện báo cáo;
- Cơ quan nhận báo cáo;
- Phương thức gửi, nhận báo cáo;
- Thời hạn gửi báo cáo;
- Tần suất thực hiện báo cáo;
- Thời gian chốt số liệu báo cáo;
- Mẫu đề cương báo cáo;
Báo cáo định kỳ (Hình từ Internet)
Thời hạn gửi báo cáo định kỳ của Ngân hàng Nhà nước khi nào?
Thời hạn gửi báo cáo định kỳ của Ngân hàng Nhà nước khi nào, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 09/2019/TT-NHNN như sau:
Thời hạn gửi báo cáo
1. Thời hạn gửi báo cáo định kỳ tối thiểu sau 01 ngày kể từ ngày chốt số liệu báo cáo và trước ngày Ngân hàng Nhà nước gửi báo cáo định kỳ cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 09/2019/NĐ-CP.
2. Đối với trường hợp báo cáo phức tạp, có nhiều đối tượng thực hiện và phải tổng hợp qua nhiều cơ quan, đơn vị, nhiều cấp khác nhau thì chế độ báo cáo phải quy định rõ thời hạn gửi báo cáo đối với từng đối tượng, từng cấp báo cáo đó và phải đảm bảo thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, theo quy định trên thì thời hạn gửi báo cáo định kỳ của Ngân hàng Nhà nước tối thiểu sau 01 ngày kể từ ngày chốt số liệu báo cáo và trước ngày Ngân hàng Nhà nước gửi báo cáo định kỳ cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Văn phòng Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm gì đối với chế độ báo cáo định kỳ của Ngân hàng Nhà nước?
Văn phòng Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm gì đối với chế độ báo cáo định kỳ của Ngân hàng Nhà nước, thì theo quy định tại Điều 9 Thông tư 09/2019/TT-NHNN như sau:
Trách nhiệm của Văn phòng Ngân hàng Nhà nước
1. Tham mưu giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quản lý, lưu trữ, chia sẻ các thông tin báo cáo thuộc các lĩnh vực hoạt động do Ngân hàng Nhà nước quản lý, ban hành.
2. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chế độ báo cáo phục vụ sự chỉ đạo điều hành của Ngân hàng Nhà nước, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
3. Tham gia ý kiến các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Ngân hàng Nhà nước có quy định về chế độ báo cáo định kỳ, đảm bảo tuân thủ các quy định tại Thông tư này; kiểm soát nội dung công bố chế độ báo cáo định kỳ trước khi các đơn vị trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành.
4. Đầu mối tổng hợp, đánh giá, báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước việc thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước; rà soát để đề xuất việc sửa đổi, bổ sung quy định về chế độ báo cáo định kỳ cho phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước.
5. Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
Theo đó, đối với chế độ báo cáo định kỳ của Ngân hàng Nhà nước thì Văn phòng Ngân hàng Nhà nước có các trách nhiệm sau:
- Tham mưu giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quản lý, lưu trữ, chia sẻ các thông tin báo cáo thuộc các lĩnh vực hoạt động do Ngân hàng Nhà nước quản lý, ban hành.
- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chế độ báo cáo phục vụ sự chỉ đạo điều hành của Ngân hàng Nhà nước, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
- Tham gia ý kiến các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Ngân hàng Nhà nước có quy định về chế độ báo cáo định kỳ, đảm bảo tuân thủ các quy định tại Thông tư này; kiểm soát nội dung công bố chế độ báo cáo định kỳ trước khi các đơn vị trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành.
- Đầu mối tổng hợp, đánh giá, báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước việc thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước; rà soát để đề xuất việc sửa đổi, bổ sung quy định về chế độ báo cáo định kỳ cho phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước.
- Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thể lệ cuộc thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 thế nào?
- Có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một thửa đất ở bị thu hồi được giao thêm đất theo Luật Đất đai mới đúng không?
- Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư có cung cấp các dịch vụ bảo vệ không? Ai có trách nhiệm quản lý vận hành nhà chung cư?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?