Mẫu bài thu hoạch chức danh nghề nghiệp hạng 3 mới năm 2024? Tải file mẫu bài thu hoạch chức danh nghề nghiệp hạng 3 ở đâu?
Mẫu bài thu hoạch chức danh nghề nghiệp hạng 3 mới năm 2024? Tải file mẫu bài thu hoạch chức danh nghề nghiệp hạng 3 ở đâu?
Bài thu hoạch chính là căn cứ để cấp trên có thẩm quyền đánh giá năng lực, trình độ của các học viên đã tham gia quá trình bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp.
Dưới đây là gợi ý bố cục bài thu hoạch chức danh nghề nghiệp hạng 3
- Đầu tiên, cần lưu ý lựa chọn để tài. Tùy vào chủ để, lĩnh vực công tác mà chọn cho mình những chủ để phù hợp nhất.
- Bố cục bài thu hoạch bao gồm 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài:
+ Mở bài: Bao gồm tên để tài, khóa học, khóa sinh hoạt, tên chuyễn để, vấn đề và câu hỏi trong chuyên đề... mà bạn lựa chọn để làm tiểu luận, triển khai làm bài thu hoạch.
+ Phần thân bài: Thân bài sẽ là phần triển khai nội dung của chuyên để, vấn để, câu hỏi (gọi chung là để tài) mà bạn đã lựa chọn. Gồm các luận điểm lớn như:
++ Lý do chọn để tài
++ Nhận thức về đề tài về mặt lý luận, thực trạng - thực tiền liên quan đến để tài,
++ Các giải pháp của Việt Nam, thế giới và giải pháp bản thân đưa ra, để xuất cho để tài trong bài thu hoạch.
+ Kết bài: Đưa ra kết luận của bản thân về để tài trong bài thu hoạch. Phần này cần đưa ra kết luận dựa trên lý luận và thực tiễn lẫn quan điểm cá nhân. Cá nhân hoặc nhóm có thể để xuất ý kiến của mình trong bài thu hoạch.
DƯỚI ĐÂY LÀ MỘT SỐ MẪU BÀI THU HOẠCH CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP HẠNG 3 MỚI NHẤT NĂM 2024
>> Tải mẫu bài thu hoạch chức danh nghề nghiệp hạng 3 mới năm 2024: Tại đây
Mẫu bài thu hoạch chức danh nghề nghiệp hạng 3 mới năm 2024? Tải file mẫu bài thu hoạch chức danh nghề nghiệp hạng 3 ở đâu? (HÌnh từ Internet)
Yêu cầu về trình độ, kinh nghiệm, phẩm chất cá nhân của giáo viên THPT hạng 3 theo Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT?
Căn cứ theo Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT có nêu rõ yêu cầu về trình độ, kinh nghiệm, phẩm chất cá nhân của giáo viên THPT hạng 3 như sau:
Nhóm yêu cầu | Yêu cầu cụ thể |
Trình độ đào tạo | Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên trung học phổ thông. Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên trung học phổ thông theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. |
Bồi dưỡng, chứng chỉ | - Được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. - Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông theo quy định. |
Kinh nghiệm (thành tích công tác) | Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông. |
Phẩm chất cá nhân | - Chấp hành các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về giáo dục trung học phổ thông. - Thường xuyên trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh. - Thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp. - Thực hiện nghiêm các quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ chung của viên chức và quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đạo đức nhà giáo. |
Giáo viên THPT hạng 3 phải thực hiện những nhiệm vụ gì?
Căn cứ theo Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT có nêu rõ những nhiệm vụ của giáo viên THPT hạng 3 như sau:
- Giảng dạy, giáo dục học sinh
+ Xây dựng kế hoạch giáo dục của môn học được phân công và tham gia xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn theo mục tiêu, chương trình giáo dục cấp trung học phổ thông.
+ Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục theo kế hoạch giáo dục của nhà trường và kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức.
+ Thực hiện các hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh theo quy định.
+ Tổ chức các hoạt động tư vấn tâm lý, hướng nghiệp, khởi nghiệp cho học sinh và cha mẹ học sinh của lớp được phân công.
+ Tham gia phát hiện, bồi dưỡng học sinh năng khiếu, học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém cấp trung học phổ thông hoặc hướng dẫn thực tập sư phạm, hoạt động công tác xã hội trường học cho học sinh trung học phổ thông.
+ Tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn; tham gia nghiên cứu khoa học; hoàn thành hệ thống hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục theo quy định; thực hiện công tác giáo dục hòa nhập trong phạm vi được phân công; tham gia tổ chức các hội thi (của giáo viên hoặc học sinh) từ cấp trường trở lên.
+ Hoàn thành các khóa đào tạo, chương trình bồi dưỡng theo quy định; tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
- Các nhiệm vụ khác: Theo phân công của hiệu trưởng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?