Mật độ dân số là gì? Mật độ dân số cách tính như thế nào? Cơ quan nào thực hiện quản lý nhà nước về dân số?
Mật độ dân số là gì? Mật độ dân số cách tính như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục II Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh ban hành kèm theo Quyết định 05/2023/QĐ-TTg quy định mật độ dân số như sau:
Mật độ dân số
1. Khái niệm, phương pháp tính
Mật độ dân số là số dân tính bình quân trên một kilômét vuông diện tích lãnh thổ.
Như vậy, mật độ dân số là số dân tính bình quân trên một kilômét vuông diện tích lãnh thổ.
Bên cạnh đó, căn cứ theo tiểu mục 1 Mục II Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh ban hành kèm theo Quyết định 05/2023/QĐ-TTg quy định cách tính mật độ dân số như sau:
Theo đó, cách tính mật độ dân số cụ thể như sau:
- Mật độ dân số được tính bằng cách chia dân số (dân số thời điểm hoặc dân số trung bình) của một vùng dân cư nhất định cho diện tích lãnh thổ của vùng đó.
- Mật độ dân số của từng tỉnh nhằm phản ánh tình hình phân bố dân số theo địa lý vào một thời gian nhất định.
Công thức tính: Mật độ dân số (người/km2) = Dân số / Diện tích lãnh thổ. |
Mật độ dân số là gì? Mật độ dân số cách tính như thế nào? Cơ quan nào thực hiện quản lý nhà nước về dân số? (Hình ảnh Internet)
Cơ quan nào thực hiện quản lý nhà nước về dân số?
Căn cứ theo Điều 34 Pháp lệnh dân số 2003 quy định về cơ quan quản lý nhà nước về dân số như sau:
Các cơ quan thực hiện quản lý nhà nước về dân số gồm có:
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về dân số.
-Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về dân số.
- Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về dân số theo sự phân công của Chính phủ.
- Chính phủ quy định cụ thể tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước về dân số và trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc phối hợp với ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em thực hiện quản lý nhà nước về dân số.
- Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về dân số ở địa phương theo sự phân cấp của Chính phủ.
Quản lý nhà nước về dân số bao gồm những nội dung như thế nào?
Căn cứ theo Điều 33 Pháp lệnh dân số 2003 quy định về nội dung quản lý nhà nước về dân số như sau:
Nội dung quản lý nhà nước về dân số
Nội dung quản lý nhà nước về dân số bao gồm:
1. Xây dựng, tổ chức và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch và các biện pháp thực hiện công tác dân số;
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về dân số;
3. Tổ chức, phối hợp thực hiện công tác dân số giữa các cơ quan nhà nước, đoàn thể nhân dân và các tổ chức, cá nhân tham gia công tác dân số;
4. Quản lý, hướng dẫn nghiệp vụ về tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý nhà nước về dân số;
5. Tổ chức, quản lý công tác thu thập, xử lý, khai thác, lưu trữ thông tin, số liệu về dân số; công tác đăng ký dân số và hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; tổng điều tra dân số định kỳ;
6. Tổ chức, quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác dân số;
7. Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực dân số;
8. Tổ chức, quản lý và thực hiện tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân thực hiện pháp luật về dân số;
9. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dân số;
10. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về dân số.
Theo đó, nội dung quản lý nhà nước về dân số bao gồm:
(1) Xây dựng, tổ chức và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch và các biện pháp thực hiện công tác dân số;
(2) Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về dân số;
(3) Tổ chức, phối hợp thực hiện công tác dân số giữa các cơ quan nhà nước, đoàn thể nhân dân và các tổ chức, cá nhân tham gia công tác dân số;
(4) Quản lý, hướng dẫn nghiệp vụ về tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý nhà nước về dân số;
(5) Tổ chức, quản lý công tác thu thập, xử lý, khai thác, lưu trữ thông tin, số liệu về dân số; công tác đăng ký dân số và hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; tổng điều tra dân số định kỳ;
(6) Tổ chức, quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác dân số;
(7) Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực dân số;
(8) Tổ chức, quản lý và thực hiện tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân thực hiện pháp luật về dân số;
(9) Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dân số;
(10) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về dân số.
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/NDBT/mat-do-dan-so-la-gi.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/PPH/cach-tinh-mat-do-dan-so.jpg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
![](https://cdn.thuvienphapluat.vn/images/new.gif)
- Bảng giá dịch vụ khám chữa bệnh áp dụng tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 mới nhất? Căn cứ định giá dịch vụ khám chữa bệnh?
- Mẫu công văn xin gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng EC? Nguyên tắc cần tuân thủ khi ký kết hợp đồng EC?
- Viết đoạn văn kể về công việc của người thân lớp 2? Viết 4 đến 5 câu về công việc của người thân của em lớp 2?
- Thủ tục kéo dài thời gian giữ chức vụ đến tuổi nghỉ hưu theo Quyết định 922 thuộc Bộ Nội vụ thực hiện ra sao?
- Mẫu danh sách, kinh phí chi trả chính sách nghỉ hưu trước tuổi cho CBCC cấp xã dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2025?