Mang thai ở tuổi vị thành niên có thể đối diện với những nguy cơ nào? Trẻ vị thành niên cần phải xử trí như thế nào khi nghi ngờ mang thai?
Những nguy cơ nào có thể gặp khi mang thai ở tuổi vị thành niên?
Căn cứ vào tiểu mục 2.3 Mục 2 Chủ đề 4 Phần I của Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 2885/QĐ-BYT năm 2022 hướng dẫn về những nguy cơ có thể gặp khi mang thai ở tuổi vị thành niên như sau:
(1) Nguy cơ khi tiếp tục giữ thai và sinh đẻ
- Nguy cơ tử vong mẹ ở tuổi vị thành niên cao hơn so với các bà mẹ ở tuổi trưởng thành. Vị thành niên mang thai dễ bị thiếu máu, tiền sản giật, sảy thai, đẻ non, đẻ khó, phải can thiệp bằng các thủ thuật và phẫu thuật.
- Tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi sinh ra từ các bà mẹ tuổi vị thành niên cao hơn so với các bà mẹ sinh con khi đã ở tuổi trưởng thành. Con của các bà mẹ vị thành niên thường có tỉ lệ nhẹ cân, bệnh tật và tử vong cao gấp nhiều lần so với con của các bà mẹ tuổi trưởng thành.
- Vị thành niên mang thai, sinh con bị gián đoạn việc học hành, khó khăn về kinh tế và khó kiếm được việc làm, gặp bế tắc trong cuộc sống.
- Nguy cơ cao bị căng thẳng và khủng hoảng tâm lý do các em chưa sẵn sàng mang thai và làm mẹ…
(2) Nguy cơ khi phá thai
- Vị thành niên thường không biết các dấu hiệu để nhận biết thai nghén nên thường đến cơ sở y tế để khám và can thiệp muộn, dẫn đến nhiều hậu quả nguy hiểm như chảy máu nhiều, nhiễm khuẩn, rách tử cung..., thậm chí tử vong.
- Do tâm lý muốn giấu diếm, vị thành niên có thể tìm đến các cơ sở dịch vụ phá thai bất hợp pháp (phá thai “chui”), không đảm bảo điều kiện vô khuẩn, thậm chí không được phép thực hiện kỹ thuật phá thai, gậy ra hậu quả nghiêm trọng.
- Do cơ thể chưa phát triển hoàn chỉnh, tâm lý lo sợ nên việc phá thai ở vị thành niên thường xảy ra nhiều tai biến hơn ở người trưởng thành.
- Những ảnh hưởng tâm lý sau phá thai ở tuổi vị thành niên có thể nặng nề và kéo dài.
Theo như nội dung hướng dẫn trên thì việc mang thai trong độ tuổi vị thành niên sẽ đối diện với nguy cơ khi tiếp tục giữ thai và sinh đẻ; nguy cơ khi phá thai.
Nếu tiếp tục giữ thai và sinh đẻ thì vị thanh niên sẽ dễ bị thiếu máu, tiền sản giật, sảy thai, đẻ non, đẻ khó hơn những trường hợp mang thai khi đã đủ tuổi.
Trường hợp phá thai thì vị thành niên sẽ đối diện với tỷ lệ xảy ra tai biến khi phá thai cao hơn so với người trưởng thành, ảnh hưởng tâm lý sau khi phá thai nặng nề và kéo dài.
Mang thai ở tuổi vị thành niên có thể đối diện với những nguy cơ nào? Trẻ vị thành niên cần phải xử trí như thế nào khi nghi ngờ mang thai?
Vị thành niên cần phải xử trí như thế nào khi nghi ngờ mang thai?
Tại tiểu mục 2.4 Mục 2 Chủ đề 4 Phần I của Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 2885/QĐ-BYT năm 2022 hướng dẫn về thái độ xử trí của vị thành niên khi nghi ngờ mang thai như sau:
Thái độ xử trí khi nghi ngờ mang thai
Vị thành niên không nên lo lắng, sợ hãi và giấu kín một mình vì rất dễ dẫn đến hành động dại dột. Hãy mạnh dạn chia sẻ cảm xúc của mình với người mà mình tin tưởng như bạn trai, cha mẹ, người thân, bạn bè, thầy cô giáo để không cảm thấy cô đơn khi vượt qua thời điểm khó khăn này. Nếu thấy khó chia sẻ, hãy gọi đến tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111 để được giúp đỡ.
Vị thành niên nên đến các cơ sở dịch vụ tư vấn hoặc phòng khám về sức khỏe sinh sản hợp pháp để có thông tin cần thiết và được hướng dẫn cách xử trí phù hợp. Bình tĩnh, cân nhắc ra quyết định phù hợp sau khi được tư vấn.
Vị thành niên nên thực hiện các biện pháp chăm sóc sức khỏe khi quyết định phá thai, giữ thai, sinh con, nuôi con… theo hướng dẫn của cán bộ y tế. Tuyệt đối không nghe, không làm theo những lời mách bảo không có căn cứ khoa học.
Theo đó, nếu như nghi ngờ mang thai trong độ tuổi vị thành niên thì cá nhân nên chia sẻ cảm xúc của mình với người mà mình tin tưởng, không nên lo lắng, sợ hãi vì dễ dẫn đến những quyết định dại dột.
Nếu không thể chia sẻ được thì gọi điện đến Tổng đài quốc gia Bảo vệ trẻ em 111 để được giúp đỡ.
Những quan niệm nào được xem là sai lầm về mang thai ở tuổi vị thành niên?
Tại tiểu mục 2.6 Mục 2 Chủ đề 4 Phần I của Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 2885/QĐ-BYT năm 2022 có nội dung về những quan niệm sai lầm về mang thai ở tuổi vị thành niên như sau:
- Bạn gái chưa có kinh nguyệt, nếu quan hệ tình dục thì không có thai.
- Quan hệ tình dục chỉ 1 lần thì không thể có thai.
- Bạn gái không thể có thai nếu rửa bộ phận sinh dục ngay sau khi quan hệ tình dục.
- Bạn gái không thể có thai nếu bạn trai xuất tinh ngoài âm đạo.
- Giao hợp ở tư thế đứng thì không có thai.
- Quan hệ tình dục khi hành kinh thì không có thai.
Qua những nội dung được Bộ Y tế hướng dẫn nêu trên về mang thai ở tuổi vị thành niên thì rút ra được kết luận như sau:
- Vị thành niên không nên mang thai và sinh con vì chưa có đủ điều kiện về thể chất, tinh thần và kinh tế.
- Chỉ làm cha mẹ khi có đầy đủ điều kiện, có trách nhiệm nuôi dưỡng con cái khôn lớn, trưởng thành.
- Mang thai ở lứa tuổi vị thành niên sẽ mang đến nhiều nguy cơ cho sức khỏe, tinh thần, học tập và cả tính mạng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?